Thỏa thuận OPEC vẫn chưa kết thúc

Giá dầu giảm mạnh hôm thứ Sáu sau khi có thông tin OPEC và các đối tác của mình, trong đó có Nga, đang xem xét việc cho phép mức sản xuất dầu cao hơn, điều này có thể đánh dấu sự khởi đầu của việc chấm dứt thỏa thuận OPEC.

Với tồn kho quay lại mức trung bình, khả năng gián đoạn ở Iran và sản lượng dầu ở Venezuela giảm nhanh, OPEC có thể buộc phải hành động sau nhiều lần hứa hẹn rằng giới hạn sản xuất sẽ được duy trì cho đến cuối năm.

“Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng thị trường vẫn đang trong quỹ đạo của nó hướng tới sự tái cân bằng, nhưng đồng thời chúng tôi cũng sẽ không điều chỉnh quá mức”, Bộ trưởng dầu mỏ Saudi Khalid al-Falih cho biết, theo Bloomberg. Những bình luận này khác xa so với chỉ vài tuần trước khi al-Falih bác bỏ những lo ngại về giá dầu cao hơn.

Chi tiết chính xác vẫn cần phải được hoàn tất, nhưng các phác thảo về một sự thay đổi tiềm ẩn có thể nhìn thấy được.

Những mất mát từ Venezuela có nghĩa là nước này đang sản xuất hơn thấp hơn 500.000 thùng/ngày so với mức mục tiêu đã thoả thuận, và sản lượng dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm với tốc độ đáng kể. Angola cũng đang sản xuất ít hơn khoảng 150.000 thùng/ngày so với mức mục tiêu vì các giếng dầu đang cạn kiệt.

Điều đó có nghĩa là liên minh OPEC/phi OPEC nhìn chung đã đạt được tỷ lệ tuân thủ hơn 150% tính tới tháng trước. Một cách khác để nói cùng một điều là nhóm đang sản xuất ít đi.

Việc nới lỏng cắt có thể đồng nghĩa là thêm 800.000 thùng đến 1 triệu thùng mỗi ngày vào thị trường, việc này sẽ đưa tỷ lệ tuân thủ trở lại gần 100 phần trăm.

Hoặc sự gia tăng cho phép có thể ít hơn nhiều. Việc điều chỉnh khiêm tốn hơn sẽ được áp dụng cho từng quốc gia riêng lẻ để nâng chỉ tiêu sản xuất hiện tại của họ, điều này có nghĩa là Saudi Arabia sẽ thêm khoảng 300.000 thùng/ngày vào thị trường. Dù thế nào thì, Ảrập Xêút và Nga đều muốn duy trì cấu ​​trúc của thỏa thuận.

Nhưng một lần nữa, các chi tiết vẫn cần được vạch ra tỉ mỉ. Theo tờ Wall Street Journal và Bloomberg, Ảrập Xêút muốn có một lựa chọn khiêm tốn hơn trong khi Nga đang yêu cầu thúc bách để tăng mạnh hơn. Về thời gian, sự gia tăng sản lượng có thể bắt đầu ngay quý thứ ba.

Tuy nhiên, một thỏa thuận mới thì nói dễ hơn làm.

Việc tăng nguồn cung có nghĩa là phần sản lượng mà Venezuela không sử dụng sẽ cần được phân bổ lại cho các thành viên khác. Tuy nhiên, việc thống nhất chi tiết cụ thể là một nhiệm vụ hết sức nặng nề trong đợt đàm phán lần đầu tiên.

Có một vài vấn đề có thể làm phức tạp quá trình đàm phán. Rất nhiều thành viên OPEC đang sản xuất càng nhiều càng tốt và sẽ có ít cơ hội để tăng sản lượng. “Chỉ có một vài thành viên có khả năng tăng sản lượng, do đó việc thực hiện sẽ phức tạp”, một nguồn tin của OPEC nói với Reuters.

Ngoài ra, nếu Nga và Saudi được cho nhiều khả năng xoay trở hơn để tăng sản lượng, thì có lẽ sẽ gây tổn hại cho các nước có sản lượng đang sụt giảm: Angola, Venezuela, và có lẽ là Iran. Sản lượng của Iran vẫn chưa giảm nhưng các biện pháp trừng phạt của Mỹ được cho là ​​sẽ làm giảm xuất khẩu. Khi tất cả được nói và thực hiện, Saudi Arabia thực ra sẽ lấy thị phần từ Iran, càng tạo thêm một xung đột giữa hai kẻ thù không đội trời chung.

Hơn nữa, bất kỳ sự thay đổi về chi tiết cụ thể, một số quan chức OPEC lo ngại, đều cũng có thể làm rối loạn những gì đã là một sự hiển thị mạnh mẽ cho sự gắn kết cho đến nay. “Chắc chắn có một nỗi sợ giữa các nước vùng Vịnh rằng tình hình có thể ngoài tầm kiểm soát. Chúng ta cần suy nghĩ một cách thực tế về cách đối phó với những thay đổi mới nếu cần thiết, ”một quan chức của OPEC nói với tờ Wall Street Journal.

Việc cắt giảm đã được thực hiện trong khoảng 18 tháng, nhưng nỗi lo về sự thiếu hụt đã bắt đầu gây áp lực lên OPEC. Thật thú vị, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết dòng tweet mang tính chỉ trích từ Tổng thống Trump hồi tháng Tư đã làm dấy lên các cuộc đàm phán về những thay đổi giới hạn đầu ra. Trung Quốc cũng đã gây áp lực lên Saudi Arabia vì giá dầu cao.

Một số thành viên trong chính OPEC sợ để giá đi quá cao. Làm như vậy là khuyến khích tăng trưởng sản lượng từ đá phiến từ Mỹ. Thêm vào đó, giá dầu vượt ngưỡng 80 USD/thùng – và có khả năng tăng lên 100 USD – sẽ bắt đầu gầy ảnh hưởng tới tăng trưởng nhu cầu, mà một số nước sản xuất dầu cảm thấy là thất sách.

Các cuộc đàm phán sẽ tiếp tục họp kín trước khi diễn ra cuộc họp ở Vienna vào ngày 22 tháng Sáu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Đừng tin vào chuyện gia hạn thỏa thuận của OPEC

Một năm trước vào thời gian này, thị trường đang chao đảo với kết quả bầu cử bất ngờ của Tổng thống Donald Trump, và háo hức chờ đợi cuộc họp vào tháng 11 của OPEC như là hy vọng cuối cùng cho s..

Giá xăng dầu hôm nay (6-6): Dầu Brent tăng vượt 121 USD/thùng

Nhanh chóng bỏ túi tới gần 2 USD, cả Brent và WTI đều tiếp tục chặng đường tìm lại những điểm cao về giá.
Giá xăng dầu thế giới
Theo oilprice, lúc 6 giờ ngày 6-6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 120,7 U..

Mỹ trở thành nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cho biết nhu cầu cao ở châu Âu, giá khí đốt tự nhiên cao và khả năng xuất khẩu tăng đã khiến Hoa Kỳ trở thành nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới trong nửa đầu năm 2022.
Theo đó, xuất..

Đại gia Nhật bán xăng ở Việt Nam, giá sẽ giảm bao nhiêu?

Việc đại gia xăng dầu Nhật Bản Idemitsu Kosan vận hành trạm xăng bán lẻ 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Hà Nội được xem như ‘luồng gió mới’ đối với thị trường xăng dầu vốn từ trước đến nay vẫn là ‘mảnh..