Đừng tin vào chuyện gia hạn thỏa thuận của OPEC

Một năm trước vào thời gian này, thị trường đang chao đảo với kết quả bầu cử bất ngờ của Tổng thống Donald Trump, và háo hức chờ đợi cuộc họp vào tháng 11 của OPEC như là hy vọng cuối cùng cho sự phục hồi giá dầu. Năm nay, mọi con mắt đều đang đổ dồn về Trung Đông, đợt thanh trừng chính trị của Ả Rập, cùng những căng thẳng leo thang giữa Saudi với Iran. Trong khi đó, OPEC một lần nữa lại đang chuẩn bị cho cuộc họp vào ngày 30 tháng 11 tại Vienna, nơi mà hầu hết mọi người đều mong đợi sẽ có thông báo về việc gia hạn nữa cho thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu.

Gần đây, việc Liam Denning thuộc Bloomberg Gadfly miêu tả thỏa thuận OPEC vào những cắt giảm cho thấy tình hình hiện tại cũng tương tự như thời điểm này năm ngoái, với một ngoại lệ đáng chú ý. Năm ngoái, Denning cho biết, các nhà đầu tư và thương nhân rất hoài nghi về khả năng thực sự thay đổi giá của OPEC bằng cách kiểm soát sản xuất. Gian lận là chủ điểm của chủ nghĩa hoài nghi này. Nhưng năm nay, ông ghi nhận, những kỳ vọng đang quá lạc quan đến nỗi đặt cược vị thế dài  ròng vào dầu thô hiện nay đã cao hơn so với ngay sau khi thỏa thuận ban đầu được công bố.

Trong 12 tháng từ tháng 11 năm 2016 tới tháng 11 năm 2017, một số điều vốn chỉ từng là những hoài nghi hoặc gợi ý đã trở nên rõ ràng: OPEC không còn là người làm chủ thị trường dầu mỏ, có khả năng xoay chuyển giá cao hơn hoặc thấp hơn bất cứ khi nào nó muốn; và đá phiến Mỹ vẫn sống và phát triển; nếu không phải vì sự tăng trưởng nhu cầu và những diễn biến mới đây ở Trung Đông, Brent sẽ không bao giờ quay trở lại 60 đô la một thùng nếu chỉ nhờ vào những cắt giảm sản xuất của OPEC.

Kết luận này có thể gây đau cho OPEC, nhưng có rất nhiều bằng chứng để biện hộ cho điều này. Mặc dù các quan chức cấp cao của OPEC đã đưa ra nhiều nhận xét  trong những tháng gần đây về: “sự tuân thủ cao”, sản xuất giảm, nhu cầu tăng, không ai gian lận, và tồn kho toàn cầu đang giảm; nhưng chính nhờ cuộc thanh trừng của Saudi ở Riyadh và nguy cơ chiến tranh mới làm cho giá thực sự tăng trở lại. Hiện nay giá đang ở mức cách đây hai năm.

Sự tăng vọt này bây giờ đang bắt đầu gây lo lắng cho một số nhà phân tích. Một sự thật đơn giản đó là giá Brent càng cao thì càng nhiều sự cám dỗ không thể cưỡng lại được đối với các thành viên OPEC để gian lận hạn ngạch sản xuất của họ. Hơn nữa, có khả năng nhỏ OPEC sẽ quyết định rằng ảnh hưởng mà những căng thẳng ở Trung Đông đang gây ra cho giá dầu sẽ đủ để giữ cho giá cao mà không cần mở rộng hiệp ước. Xét cho cùng, cuộc xung đột giữa Ả-rập Xê-út và Iran có thể đe dọa khoảng 14 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, đây là tổng sản lượng của cả hai bên- chiếm 40% tổng sản lượng của OPEC.

Một kết quả có thể nữa từ cuộc họp OPEC vào tháng 11 là việc trì hoãn quyết định mà mọi người dường như mong đợi. Đầu tháng này, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak ngụ ý rằng quyết định này có thể sẽ được công bố sau, tùy thuộc vào dữ liệu thị trường mới nhất về các nguyên tắc cơ bản của dầu. Sự chậm trễ này có thể làm tổn hại đến giá, nhưng với sự lạc quan áp đảo cho rằng việc gia hạn rốt cuộc cũng sẽ được phê duyệt, thì ảnh hưởng sẽ không kéo dài.

Xét cho cùng, gia hạn là kết quả khả quan nhất, vì đơn giản là OPEC không có khả năng để chấm dứt thỏa thuận cắt giảm sản xuất. Nhưng với những căng thẳng khu vực đang gia tăng và khả năng leo thang quân sự lớn, không nên loại bỏ bất cứ khả năng nào.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Ông Trương Đình Tuyển chỉ ra một loạt bất cập của thị trường xăng dầu

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã có những phân tích về một số bất cập của thị trường xăng dầu Việt Nam.
Tại Hội thảo sáng nay về thị tr..

Ngành dầu khí Mỹ gặp vấn đề về khí mêtan

Các nghiên cứu mới cho thấy một số công ty dầu khí ở Hoa Kỳ đã báo cáo sai sự cố rò rỉ khí mêtan trong các hoạt động của họ ở lưu vực Permian. Khi Biden thúc đẩy khuôn khổ ‘Xây dựng trở lại tốt hơn’ – nhằm chống lại biến đổi khí hậu và Luật Cơ sở hạ ..

Dầu ngọt nặng đang hướng tới một cuộc khủng hoảng nguồn cung

‘IMO 2020’ sẽ đánh dấu khởi đầu cho sự thay đổi lớn đối với thị trường xăng dầu toàn cầu. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) – cơ quan quản lý thị trường vận tải toàn cầ..

Sự kiện IPO của công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới tác động gì đến các thị trường?

Giá trị chính xác của Công ty Saudi Aramco tính theo USD còn nhiều tranh cãi nhưng việc niêm yết của công ty dầu lớn nhất thế giới này sẽ là vô giá đối với Ả-rập X..