Dầu mỏ Iran khó “vươn dậy”!

Chris Kanthan, tác giả cuốn sách mới xuất bản có tựa đề “Deconstructing the Syrian war”, từng đi qua 35 quốc gia để viết về các vấn đề chính trị toàn cầu, đã chỉ ra rằng, Iran đang ở trong tầm ngắm của các đế quốc phương Tây vì nhiều lý do.

Iran đứng thứ tư về trữ lượng dầu mỏ và thứ hai về khí thiên nhiên. Do đó, một Iran tự do sẽ gây nguy hiểm cho vai trò của Arập Xêút với tư cách là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Theo Chris Kanthan, lý do duy nhất mà người Arập Xêút ngày nay rất giàu vì Iran đã hầu như bị cô lập kể từ năm 1979 bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trong những thập niên trước, Iran là nhà sản xuất và lọc dầu lớn nhất, nhưng mọi thứ đã thay đổi khi Arập Xêút hợp tác với các nhà tài chính quốc tế để tạo ra chương trình dầu đổi đôla Mỹ (petrodollar) vào những năm 70 của thế kỷ trước, thời điểm đồng đôla Mỹ rơi vào khủng hoảng. Trước đây, Iran sản xuất nhiều dầu hơn Arập Xêút, nhưng vào năm 1980, người Arập Xêút sản xuất dầu nhiều gấp 6 lần so với người Iran. 

Việc phát triển nóng của ngành dầu mỏ Iran là một trong những nguyên nhân khiến Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với nước này

Một sự hồi sinh của Iran cũng có nghĩa sẽ tạo ra sự cạnh tranh cho các công ty dầu mỏ và khí đá phiến của Mỹ. Họ đã tăng sản lượng kể từ năm 2011, khi Libya bị phá hủy.

Nếu các nước ở Trung Đông sống yên ổn trong hòa bình thì sẽ không cần các căn cứ quân sự của Mỹ và Arập Xêút sẽ không phải mua vũ khí của Mỹ, Anh. Đối với tổ hợp quân sự – công nghiệp Mỹ, Trung Đông đã là một “con gà đẻ trứng vàng” từ 2 thập niên qua. Chiến tranh liên miên đồng nghĩa với lợi nhuận khổng lồ của các tập đoàn quốc phòng. Đối với tầng lớp chính trị phương Tây, việc kiểm soát các quốc gia và khu vực Trung Đông là điều tối cần thiết.

Do đó, vì lợi ích, các đế quốc phương Tây luôn thúc đẩy cuộc xung đột giữa các nước theo dòng Hồi giáo Sunni, Arập Xêút và Iran nhưng tránh để xảy ra chiến tranh tổng thể và không để cho các đường ống dẫn dầu và các nhà máy lọc dầu của các công ty phương Tây ở đây bị phá hủy. Trong lý thuyết địa chính trị, chiến lược này được gọi là “hỗn loạn có kiểm soát”.

Có một cuộc đấu tranh khốc liệt để kiểm soát vùng Á – Âu (Eurasia) và Iran là một yếu tố quan trọng trên “bàn cờ” địa chính trị này. Chừng nào Iran còn bị cô lập và suy yếu, chừng đó vai trò của Iran không quan trọng. Nhưng bây giờ, Iran đang gia nhập vào tất cả các loại liên minh quân sự và kinh tế với Nga và Trung Quốc – hai nước đã được chính quyền ông Trump coi là “cường quốc đối thủ” khi họ mở ra kỷ nguyên “cạnh tranh giữa các cường quốc”. Iran cũng là một quốc gia quan trọng của Trung Quốc. Tàu chở hàng từ Trung Quốc phải qua Iran để đến châu Phi và Trung Đông.

Đó là những lý do tại sao các đế quốc phương Tây đang cố gắng tìm cách cô lập Iran trở lại. Sự rút lui của Tổng thống Trump khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran (PAGC) sẽ cho phép đè bẹp nền kinh tế Iran bằng các biện pháp trừng phạt. Rồi các công ty châu Âu cũng buộc phải rút khỏi Iran để tuân theo mệnh lệnh của Mỹ.

Có một cuộc đấu tranh khốc liệt để kiểm soát vùng Á – Âu (Eurasia) và Iran là một yếu tố quan trọng trên “bàn cờ” địa chính trị này. Chừng nào Iran còn bị cô lập và suy yếu, chừng đó vai trò của Iran không quan trọng.

Nguồn tin: petrotimes.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 9.5.2022: Tiếp đà giảm

Các hợp đồng dầu thô thế giới đồng loạt giảm, mất gần 1 USD/thùng trong phiên đầu tuần sáng nay.
Lúc 7 giờ 30 sáng 9.5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ mất 67 cent, giao dịch ở ngưỡng 109,1 USD/thùng, dầu Brent chuẩn..

Lọc dầu Dung Quất tính vay 1,26 tỷ USD nâng cấp nhà máy

 Tổng vốn đầu tư cho Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 1,806 tỷ USD, tỷ lệ vay lên tới 70%….
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ T

Belarus mua lô hàng 80.000 tấn dầu mỏ đầu tiên của Iran

Hãng tin Ria Novosti ngày 16/2 đưa tin, Công ty Beloil Polska, đơn vị phụ trách xuất khẩu của Tập đoàn dầu mỏ nhà nước Belorusneft của Belarus đã ký thỏa thuận mua 80.000 tấn dầu mỏ của Côn..

Giá dầu phát tín hiệu Wall Street xem nhẹ sự kiện luận tội Trump

 
Trong năm qua, ảnh hưởng lớn nhất đến giá dầu là lo lắng kinh tế. Giá dầu đã được kiểm soát và đôi khi chịu sức ép vì lo ngại sự suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ cản trở..