Trung Quốc và Ấn Độ muốn mua thêm dầu của Mỹ để chống lại OPEC

Hai trong số những người mua dầu thô lớn nhất châu Á đang xem xét hợp tác mua nguồn cung của Mỹ và chống lại sự thống trị của OPEC trong thị trường dầu mỏ lớn nhất thế giới.

Ấn Độ và Trung Quốc đang thảo luận các cách để thúc đẩy nhập khẩu dầu thô Mỹ sang châu Á, một động thái nhằm giảm sự phụ thuộc vào hàng hóa từ các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, theo một quan chức chính phủ Ấn Độ. Hai quốc gia muốn gây áp lực lên các nhà sản xuất OPEC để duy trì giá trong tầm kiểm soát, ông nói ở New Delhi hôm thứ Tư, yêu cầu không được nêu tên vì chính sách nội bộ.

Sự hợp tác tiềm năng giữa hai người thu mua dầu lớn này sẽ đưa ra một thách thức đối với OPEC, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh về thị phần ở châu Á tư nguồn dầu được bơm ở Vịnh Mexico và các mỏ đá phiến ở Texas. Nhóm này  cũng đang cạnh tranh với những tranh cãi nội bộ: Saudi Arabia ủng hộ nới lỏng hạn chế sản lượng đã thực hiện vào năm ngoái sau khi họ thành công trong việc thu hẹp cung thừa toàn cầu, trong khi Iran, Iraq và Venezuela phản đối việc tăng sản lượng.

“Đa dạng hóa các nguồn cung cấp sẽ mang lại lợi ích cho cả Ấn Độ và Trung Quốc bằng cách tăng cường sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất dầu,” Abhishek Kumar, một nhà phân tích của Interfax Global Energy tại London cho biết. “Việc mua dầu ở mức giá rẻ nhất là rất quan trọng đối với hai người tiêu dùng Châu Á đang đói khát năng lượng này.”

Việc cắt giảm sản lượng của OPEC và các đồng minh bao gồm Nga đã giúp dầu hồi phục từ đợt giảm giá tồi tệ nhất trong một thế hệ, đang gây sức ép lên các nền kinh tế của các quốc gia tiêu thụ. Giá tháng trước được đẩy mạnh lên mức cao nhất kể từ năm 2014 sau một quyết định tái trừng phạt Iran của Mỹ đe dọa sẽ kiềm chế mức xuất khẩu từ quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này và tình trạng hỗn loạn kinh tế ở Venezuela đang làm tổn thương sản lượng của quốc gia Mỹ Latinh.

Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan tháng trước cho biết rằng ông đã bày tỏ lo ngại về việc tăng giá dầu thô và tác động tiêu cực của nó đối với người tiêu dùng và nền kinh tế của quốc gia châu Á này đến Bộ trưởng Năng lượng Saudi Khalid Al-Falih. Đơn vị giao dịch của nhà máy lọc dầu lớn nhất Trung Quốc đã cắt giảm nguồn cung từ nhà sản xuất lớn nhất của OPEC trong những tháng gần đây, với lí do giá dầu đắt đỏ của quốc gia Trung Đông này.

Liên minh dầu mỏ

Liên minh thu mua dầu ban đầu có thể được sảng lập bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc, với Hàn Quốc và Nhật Bản – cũng là những người mua lớn – gia nhập câu lạc bộ sau đó, quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết hôm thứ Tư. Trong khi các nước OPEC vẫn là các nhà cung cấp chiếm ưu thế ở châu Á, hầu như tất cả các nhà nhập khẩu lớn trong khu vực ngày càng chuyển sang dầu thô của Mỹ sau khi lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ trong bốn thập kỷ bị dỡ bỏ vào cuối năm 2015.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã không ngay lập tức dưa ra bình luận. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng của Hàn Quốc cũng giữ im lặng. Masato Sasaki, giám đốc bộ phận kinh tế dầu khí của Bộ Kinh tế và Công nghiệp Nhật Bản, cho biết ông không biết về các cuộc đàm phán Ấn Độ – Trung Quốc hay bất kỳ đề nghị nước tham gia vào liên minh này.

Ông Wang Yilin, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPG, công ty năng lượng lớn nhất nước này, đã gặp Chủ tịch Tập đoàn Dầu mỏ Ấn Độ tại Bắc Kinh và nói về việc tăng cường hợp tác trong các doanh nghiệp dầu khí, theo một bài viết trên rang web của công ty Trung Quốc vào ngày 11 tháng 6.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong khi đó, hôm thứ Tư đã tiếp tục cuộc tấn công Twitter của mình vào OPEC khi chỉ còn một tuần là đến cuộc họp thảo luận về chính sách sản xuất của OPEC. Mỹ được cho là đã vận động Saudi Arabia và các thành viên khác, cho rằng họ cần tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày để kiềm hãm trong tầm kiểm soát.

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tiêu thụ xăng E5 chiếm 42% tổng lượng xăng trên thị trường

Trong 2 tháng đầu năm 2018, cả nước tiêu thụ 593.000 m3 xăng E5 RON 92, chiếm 42% tổng lượng xăng các loại. 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết thông tin trên tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều h

Thực hiện kinh doanh xăng E5 RON 92 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm vừa chỉ đạo về việc thực hiện kinh doanh xăng E5 RON 92 (gọi tắt là xăng E5) trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 
Thực hiện kinh doanh xăng E5 RON 92 trên đ..

Chervon cắt giảm vốn chi tiêu năm 2018, thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực đá phiến Mỹ

Tập đoàn Chevron dự kiến ​​cắt giảm tổng mức chi tiêu vốn và ngân sách thăm dò cho năm 2018, năm thứ tư liên tiếp, xuống còn 18,3 tỷ USD, so với con số 19,8 tỷ USD dự kiến ​​trong năm nay, nhưng nh..

Đá phiến Mỹ không thể bù đắp cho phát hiện dầu ở mức thấp kỷ lục

Sự trỗi dậy của đá phiến Mỹ đã trở thành một trong những chủ đề chính trên thị trường dầu trong năm nay, trong khi thỏa thuận cắt giảm sản xuất của OPEC để xóa bỏ tình trạng thừa cung và đẩy gi