Sau cuộc họp OPEC, 2 người chiến thắng, 2 người thua cuộc

Thỏa thuận tăng sản lượng đưa ra từ cuộc họp Vienna vào thứ Sáu tuần của các nước sản xuất dầu của OPEC-ngoài OPEC phần lớn đã được kỳ vọng, mặc dù mức tăng khiêm tốn, bắt đầu vào tháng tới, đã gây bất ngờ cho thị trường đủ để đẩy giá dầu lên cao hơn đáng kể.

Cuộc họp này cũng củng cố quyền lực hiện tại của OPEC, cũng như các quốc gia và/hoặc các cá nhân là những người hưởng lợi chính của thỏa thuận  này và trong đó, về sau, cũng có các quốc gia và/hoặc các cá nhân bị thiệt hại nhiều nhất.

Quay lại mức tuân thủ 100% nhưng chi tiết mập mờ

Trong một tuyên bố sau cuộc họp, OPEC nói rằng sẽ tăng sản lượng bằng cách quay trở lại mức tuân thủ 100% của giới hạn sản xuất đã đồng ý trước đây, nhưng không đưa ra con số cụ thể. Nhóm cũng từ chối nói chính xác mức mỗi thành viên tham gia hiệp ước sẽ bơm thêm.

“Là một nhóm chúng tôi có thể đáp ứng sự tuân thủ 100%. Là các quốc gia riêng lẻ, nó là một thách thức”, Bộ trưởng Năng lượng United Arab Emirates và là Chủ tịch luân phiên OPEC Suhail bin Mohammed al-Mazroui cho biết. Saudi Arabia cho rằng động thái này sẽ chuyển thành mức tăng sản lượng trên danh nghĩa khoảng 1 triệu thùng/ngày.

Những người khác thấy mức tăng khiêm tốn hơn, với bộ trưởng dầu mỏ của Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu cho biết kết quả cuối cùng của thỏa thuận mới sẽ vào khoảng bổ sung 700.000 thùng/ngày, trong khi Bộ trưởng năng lượng của Iraq Jabbar Alluaibi ước tính mức tăng thực tế sẽ là 770.000 thùng/ngày.

Theo thỏa thuận ban đầu, được kí kết vào tháng 11/2016 và được thực hiện vào tháng 1 năm 2017, OPEC, cùng với các nước sản xuất lớn khác do Nga dẫn đầu, đã đồng ý cắt giảm sản lượng cho nhóm là 1,2 triệu thùng/ngày nhằm giảm lượng dự trữ dầu toàn cầu và đẩy giá lên. Nhưng với sự tuân thủ của OPEC đạt mức kỷ lục 160% trong tháng 5, nhóm đã thực sự cắt giảm thêm khoảng 624.000 thùng dầu sản xuất hàng ngày so với mức cần thiết, chủ yếu là do gián đoạn sản xuất bất ngờ ở Venezuela, Libya và Angola.

Những sự cố đó này đã mang lại hiệu quả cắt giảm nguồn cung đến hơn 2 triệu thùng/ngày trong những tháng gần đây, dẫn đến nhửng lời kêu gọi từ những người tiêu thụ lớn, chẳng hạn như Mỹ, để giúp giảm giá dầu thô và tránh tình trạng thiếu hụt nguồn cung.

OPEC và các nhà sản xuất không thuộc OPEC sẽ gặp nhau vào tháng 9 để xem xét lại thỏa thuận hiện tại. Cuộc họp chính thức tiếp theo của OPEC được lên lịch vào ngày 3 tháng 12 tại Vienna.

Với những gì hiện đang được biết về các tín hiệu cung cấp dầu mới, những người dành chiến thắng chính từ cuộc họp tuần trước đã đạt được lợi thế lớn trong khi những kẻ thua kết thúc bi thảm đằng sau.

Người chiến thắng #1: Saudi Arabia

Đó là một lần trình diễn thành thạo khác từ bộ trưởng dầu mỏ có ảnh hưởng của Saudi Arabia, Khalid Al-Falih, sau một vài ngày căng thẳng, đã đạt được thỏa hiệp mong đợi giữa 22 nước OPEC và ngoài OPEC tham gia vào hiệp định này. Trong một chiến thắng lớn cho Saudi, Falih đã thuyết phục được nhà đồng cấp Iran là Bijan Zanganeh – người trước đây đã đe dọa phủ quyết bất kỳ thỏa thuận nào về việc tăng sản lượng – để ủng hộ tăng chỉ vài giờ trước cuộc họp OPEC hôm thứ Sáu.

Nhưng thành tích lớn hơn là đã ký một thỏa thuận không cung cấp nhiều chi tiết về mức phân bổ cụ thể cho từng thành viên. Điều đó mang lại tín hiệu bật đèn xanh ngầm cho Saudi Arabia, lãnh đạo thực tế của OPEC, để sản xuất nhiều hơn mức được cho phép như một phần của thỏa thuận, vì một số quốc gia đã chịu sụt giảm sản xuất sẽ phải vật lộn để đạt được đủ hạn ngạch.

 “Đó là hạn ngạch nhóm của OPEC, không phải là hạn ngạch quốc gia riêng lẻ. Điều đó có nghĩa là Saudi sẽ có khả năng bù đắp cho sự thiếu khả năng của một số thành viên, đặc biệt là Venezuela, để sản xuất theo hạn ngạch trước đó của họ,” James Williams, nhà kinh tế năng lượng tại WTRG Economics nói. “Phần lớn thị phần sẽ đến từ Saudi Arabia với hầu hết phần còn lại đến từ Kuwait và UAE.”

Điều đó sẽ cho phép Riyadh giành lấy thị phần bị mất của Iran và Venezuela bằng cách bơm thêm dầu thô. “Chúng tôi đã huy động máy móc của Aramco, trước khi đến Vienna ” Al-Falih nói, đề cập đến công ty dầu mỏ nhà nước của Saudi.

Người chiến thắng #2: Donald Trump

Trước cuộc họp của nhóm tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng tài khoản Twitter của mình để thúc đẩy OPEC tăng cường sản xuất. Trump, có lẽ cảnh giác với giá xăng bán lẻ trung bình của Mỹ dao động gần 3 USD một gallon, đã tìm cách để khiến OPEC chịu trách nhiệm về giá dầu tăng vọt gần đây.

Tổng thống Mỹ đã cáo buộc OPEC là “lại một lần nữa” vào ngày 13 tháng 6, rõ ràng cáo buộc nhóm này lần thứ hai trong nhiều tháng “tăng giá” giả tạo thông qua chính sách hạn chế sản xuất hiện tại. Chiến lược gia hàng hóa toàn cầu của RBC, Helima Croft, cho biết một vài ngày trước cuộc họp của OPEC rằng Saudi Arabia dường như đã thay đổi cách tiếp cận của mình đối với sản xuất dầu sau khi các cuộc tấn công Twitter lặp đi lặp lại từ Trump.

Trước cuộc họp Vienna, người Saudi đã vận động mạnh các thành viên khác ủng hộ cho quyết định đẩy mạnh sản xuất dầu thô – đúng như Trump mong muốn. Thật vậy, vài phút sau khi tin tức đưa ra vào thứ Sáu nói rằng OPEC đã đạt được thỏa thuận về hạn ngạch cung cấp dầu, Trump đã tweet rằng ông hy vọng nhóm sẽ tăng sản lượng “đáng kể” để hạ giá.

Trump, người đã cho thấy một số trường hợp ông ta đang để ý đến sự phát triển trong thị trường thô, đã không lặng lẽ trở thành người quan trọng thứ hai trong thị trường dầu toàn cầu, chỉ đứng sau Al-Falih của Saudi.

Người thua cuộc: Iran và Venezuela

Iran, nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC và đối thủ khu vực của Saudi Arabia, đã không thành công yêu cầu OPEC từ chối các lời kêu gọi từ Trump cho nguồn cung dầu tăng, cho rằng ông Trump đã góp phần tăng giá gần đây bằng cách áp đặt lệnh trừng phạt đối với Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này và thành viên Venezuela.

Trump đã đưa ra các biện pháp trừng phạt mới lên Tehran vào tháng 5 và các nhà quan sát thị trường dự đoán sản lượng của Iran sẽ giảm 1/3 vào cuối năm 2018. Điều đó có nghĩa là nước này hầu như không có được lợi ích từ thỏa thuận tăng sản lượng OPEC.

Venezuela, một nhà sản xuất khác có khuynh hướng duy trì giảm nguồn cung, cũng đang chịu thiệt hại nặng nề trong bối cảnh cuộc họp OPEC.

Quốc gia Nam Mỹ đang gặp khó khăn này đã bơm ít hơn 500.000 thùng/ngày so với mục tiêu OPEC, do sản lượng sụp đổ mạnh mẽ trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài.

Một nhóm các nhà phân tích của HSBC dẫn đầu bởi Gordon Gray, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về dầu khí toàn cầu tại ngân hàng này, cho biết các nước như Venezuela, không có năng lực dự phòng, là “dễ hiểu” khi chống lại một biện pháp có thể gây áp lực giá mà không mang lại lợi ích cho chính họ.

Thật vậy, Iran đã phản đối việc có các thành viên có năng lực dự phòng như Saudi Arabia lấp đầy khoảng trống nguồn cung của Venezuela.

According to Kazempour, Venezuela had said its output would partially recover in the next three to four months, another reason why other producers should not step in to compensate.

“Họ không thể đi và nói Venezuela có 500.000 thùng/ngày trên bàn đàm phán và không có con mèo nào để ăn phần thịt này, tôi là con mèo đó và tôi sẽ nhảy bổ vào nó”, thống đốc OPEC của Iran, Hossein Kazempour Ardebili, cho biết hôm thứ Bảy.

Theo Kazempour, Venezuela cho biết sản lượng của họ sẽ phục hồi một phần trong ba đến bốn tháng tới, một lý do khác khiến các nhà sản xuất khác không nên bù đắp.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Petronas: Giá dầu sẽ dao động trong khoảng 50-60 USD/thùng

Tập đoàn dầu khí quốc gia Petronas của Malaysia vừa công bố báo cáo triển vọng hoạt động năm 2018-2020, trong đó dự báo giá dầu thế giới sẽ dao động trong khoảng 50-60 USD/thùng, nhờ nỗ lự..

Nhìn lại thị trường dầu khí năm 2021 và triển vọng cho năm 2022

Năm 2021 chứng kiến sự biến động của giá dầu ở mức thấp hơn so với năm 2020 với giá dầu dao động trong khoảng 47 (mức thấp nhất) đến 86 (mức cao nhất), không giống như năm 2020, chứng kiến sự biến động giá mạnh từ -37 đến 63 đối với giá dầu thô ..

Trái ngược với tweet của Trump, OPEC đang rất chậm rãi

Một tweet của Javier Blas, phóng viên năng lượng chính của Bloomberg News, đã tổng kết một cách rực rỡ các thị trường dầu mỏ: “Sau một tuần nói chuyện (và bữa tối và tiệc cocktail) ở..

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 23/5/2018

Giá dầu thế giới quay đầu giảm nhẹ trong sáng nay (23/5/2018 – giờ Việt Nam) do lo ngại sản lượng dầu của OPEC cao hơn, mặc dù bất ổn địa chính trị được kỳ vọng sẽ giữ giá dầu thế giới ở gần mức cao nhất trong..