Đức tìm cách giành quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu do Nga sở hữu

Đức đang xem xét nhiều biện pháp khác nhau để giữ cho nhà máy lọc dầu lớn thứ tư trong nước hoạt động khi nước này tìm cách loại bỏ sự phụ thuộc nhập khẩu dầu vào Nga vào cuối năm nay vì nhà máy lọc dầu này cung cấp 90% nhiên liệu cho thủ đô Berlin thuộc sở hữu của Rosneft (Nga).

Đức có một vài lựa chọn đối với nhà máy lọc dầu Schwedt – do Rosneft sở hữu 54% – bao gồm việc trưng thu. Tuy nhiên, các nhà chức trách Đức lo ngại sự trả đũa từ Nga trong trường hợp chiếm đoạt tài sản, bao gồm các đòn trả đũa như Moscow cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho Đức, các nguồn tin thân cận nói với Reuters hôm thứ Ba.

Đức đã và đang chuẩn bị nắm quyền kiểm soát nhà máy lọc dầu Schwedt theo một kế hoạch có thể đưa các nguyên liệu đầu vào được vận chuyển qua cảng Rostock của Đức ở Biển Baltic và cảng Gdansk của Ba Lan thông qua một liên kết đường ống thay thế.

Nhà máy lọc dầu ở Schwedt đang được cung cấp dầu thô của Nga thông qua đường ống dẫn dầu Druzhba, hiện được miễn trừ khỏi lệnh cấm vận của EU đối với nhập khẩu dầu của Nga, sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Đức đã cam kết nước này sẽ loại bỏ mọi sự phụ thuộc vào dầu của Nga vào cuối năm nay. Điều này có nghĩa là họ phải mua nguồn cung dầu thô thay thế cho nhà máy lọc dầu Schwedt và tìm cách vận hành cơ sở này mà không có chủ sở hữu và nhà điều hành đa số hiện tại là Rosneft.

Tuy nhiên, gã khổng lồ dầu mỏ của Nga cho đến nay vẫn từ chối đàm phán bán cổ phần của họ trong nhà máy lọc dầu này với Đức, hoặc thảo luận về các giải pháp khác, theo nguồn tin của Reuters.

Đức đã cân nhắc việc này với Shell, công ty có 37,5% cổ phần trong Schwedt, nhà điều hành tạm thời của địa điểm này, nhưng Shell không quan tâm đến việc nắm giữ vai trò điều hành lâu dài cũng như tăng cổ phần của mình trong nhà máy lọc dầu này, chính phủ và các nguồn tin của công ty nói với Reuters.

Một ý tưởng khác là biến nhà máy lọc dầu PKN Orlen của Ba Lan trở thành nhà điều hành tạm thời của nhà máy lọc dầu Schwedt vì hãng có thể cung cấp dầu thô không phải của Nga từ Gdansk. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Reuters, Ba Lan muốn Rosneft bị đẩy ra khỏi nhà máy lọc dầu trước khi xem xét một thỏa thuận để vận hành Schwedt.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

IEA: Mỹ sẽ đóng góp 80% vào tăng trưởng sản lượng dầu mỏ toàn cầu trong 10 năm tới

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày 16/11 dự báo Mỹ sẽ đóng góp hơn 80% vào tăng trưởng sản lượng dầu mỏ toàn cầu trong 10 năm tới, đồng thời cũng vượt Nga 30% về sản lượng khí đốt. 
Một nh

TCT Dầu Việt Nam bán hết 1,1 triệu cổ phần tại CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Nguyên

Ngày 23/10/2017, tại Sở GDCK Hà Nội, Tổng Công ty Dầu Việt Nam đã chào bán 1,1 triệu cổ phần của CTCP Xăng dầu Dầu khí Thái Nguyên ra công chúng với mức giá khởi điểm 13..

Bản tin video sáng ngày 24-03-22: Dầu phiên Mỹ tăng mạnh trước nhiều lo ngại nguồn cung eo hẹp | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu tăng 5% vào ngày thứ Tư (23/3) khi sự gián đoạn xuất khẩu dầu thô của Nga và Kazakhstan thông qua đường ống Caspian Pipeline Consortium (CPC) đã làm tăng lo ngại về nguồn cung eo hẹp trên toàn cầu…

Giá xăng dầu hôm nay 23/4: Nguồn cung khan hiếm, giá nhiên liệu tăng lên

Giá xăng dầu hôm nay 23/4 đã tăng trưởng trở lại khi một loạt những thông tin trên thị trường thế giới làm ảnh hưởng tới nguồn cung nhiên liệu.
Giá xăng dầu hôm nay 22/4/2018, tính đế..