Sản lượng dầu mỏ của OPEC nhảy vọt trong tháng 5 | Hoanghungpetro.com.vn

 Sản lượng dầu của OPEC tăng vọt trong tháng 5, mặc dù các nhà xuất khẩu tháng trước đã nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong 6 tháng sang năm 2018.

Sản lượng của OPEC tăng khoảng 336.100 thùng/ngày lên 32,1 triệu thùng/ngày, theo các nguồn tin thứ cấp, dẫn đầu bởi sản lượng gia tăng của Libya và Nigeria, hai nước được miễn trừ khỏi thỏa thuận, và cùa Iran.

Sản lượng của Libya đã tăng hơn 178.000 thùng/ngày lên 730.000 thùng/ngày khi mà các phe phái đối lập của nước này tiến tới hòa giải, và nguồn cung bị gián đoạn trong nhiều năm xung đột vẫn được khai thác.

Ở Nigeria, sản lượng đã tăng thêm hơn 174.000 thùng/ngày lên 1,68 triệu thùng/ngày khi các nguồn cung phải đóng cửa do các cuộc tấn công quân sự vào cơ sở hạ tầng năng lượng năm ngoái đã bắt đầu đi vào hoạt động trở lại. Với mức tăng này, Nigeria đã giành lại vị trí nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi trong OPEC từ tay Angola, nơi sản lượng đã giảm 54.000 thùng/ngày, mức giảm lớn nhất trong số 13 thành viên vào tháng 5.

Sản lượng dầu của OPEC tăng vọt trong tháng 5, mặc dù các nhà xuất khẩu tháng trước đã nhất trí kéo dài thỏa thuận cắt giảm

Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC, tăng sản lượng của mình thêm 44.000 thùng/ngày, mức tăng cao thứ 3. Baghdad vẫn chưa cắt giảm sản lượng đủ nhiều để đạt mức hạn ngạch của nó là 4,35 triệu thùng/ngày theo thỏa thuận tháng 11 năm ngoái. Trong tháng 5, nó đã sản xuất 4,42 triệu thùng/ngày.

Chỉ có 4 quốc gia sản xuất bằng hoặc dưới mức mà họ đã đồng ý vào tháng 11: Saudi Arabia, Angola, Kuwait và Qatar.

Tháng trước, OPEC và các nước xuất khẩu khác đã đồng ý kéo dài thỏa thuận nhằm loại bỏ 1,8 triệu thùng một ngày khỏi thị trường nhằm giảm trữ lượng tồn kho dầu thô toàn cầu. Trong tháng 5, lượng hàng tồn kho của OECD, một nhóm chủ yếu bao gồm các nước giàu có, vẫn nhiều hơn mức trung bình 5 năm 251 triệu thùng.

Bất chấp điều này, OPEC vẫn cho thấy sự lạc quan về nền kinh tế toàn cầu.

“Sự hồi phục dần dần của nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục và sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự kiến trong quý 1 năm nay đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP thế giới năm 2017 lên 3,4%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 3,1% trong năm 2016”, OPEC cho biết. “Đà tích cực này dự kiến sẽ tiếp tục vào nửa cuối năm nay”.

OPEC cũng đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng nguồn cung dầu của các nước không phải OPEC trong năm nay xuống còn 58,14 triệu thùng/ngày, ít hơn 110.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Tuy nhiên, chỉ riêng tăng trưởng trong sản xuất dầu của Mỹ được sự đoán sẽ vượt xa phần lớn tăng trưởng nhu cầu toàn cầu trong năm nay.

OPEC dự báo tổng nhu cầu toàn cầu sẽ tăng 1,3%, tương đương 1,27 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, nguồn cung của Mỹ được dự báo tăng trưởng 5,8%, tương đương khoảng 800.000 thùng/ngày.

Nguồn tin: Phununews

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xuất khẩu dầu Mỹ bùng nổ

 Sự hồi sinh của ngành công nghiệp dầu khí Mỹ bắt đầu từ quyết định mà Quốc hội nước này thông qua vào tháng 12.2015.
Ảnh: Reuters
Theo CNN, đó là thời điểm giới lập ph

Kẻ thắng người thua khi giá dầu và hàng hoá tăng

 Những ai phụ thuộc vào nhập khẩu dầu, nguyên liệu sẽ gặp vô số khó khăn trong việc phục hồi kinh tế, chống lạm phát trong khi các cường quốc xuất khẩu lại mở cờ trong bụng.
Thế giới đang bước đầu t..

PLX bán cổ phiếu quỹ để vào VN30

 PLX bán 20 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng 1,5% vốn điều lệ, để làm tăng tính thanh khoản của cổ phiếu.
Tại Đại hội đồng cổ đông 2017 tổ chức ngày 25/4, trả lời chất vấn của cổ đông về mục tiêu b..

IEA: Mỹ sẽ trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới trong năm 2018 | Hoanghungpetro.com.vn

 Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định Mỹ có thể sẽ vượt Saudi Arabia trở thành nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Nga trong năm nay.
Trạm bơm tại mỏ dầu Kern River ở Bakersfield, California, Mỹ. Ảnh: AFP/T..