Hàng hóa TG tháng 1/2018: Giá dầu và vàng tăng

Tháng 1/2018, giá dầu tiếp tục tăng do nhu cầu mạnh lên và nguồn cung của các nước OPEC tiếp tục được kiểm soát. Vàng và bạch kim cũng tăng khá, trong đó bạch kim tăng 8%.

Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh

Giá dầu tăng trong phiên giao dịch cuối tháng mặc dù số liệu từ Mỹ cho thấy dự trữ của nước này tăng lần đầu tiên trong gần ba tháng.

Đóng cửa phiên giao dịch cuối tháng, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2018 tăng 23 US cent (0,4%) lên 64,73 USD/thùng; giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng tăng 3 US cent lên 69,05 USD/thùng.

Tính chung trong cả tháng 1, giá dầu WTI tăng 7,1%, trong khi dầu Brent tăng 3,2%.

Khảo sát do hãng tin Anh Reuters thực hiện cho thấy các nước trong và ngoài OPEC, bao gồm cả Nga, đều đang tuân thủ kế hoạch cắt giảm sản lượng khá nghiêm túc và đã đạt mức cắt giảm 138% so với mục tiêu đề ra.

Theo Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA), tiêu thụ nhiên liệu trên toàn cầu được dự đoán đạt hơn 100 triệu thùng/ngày trong năm 2018, tăng mạnh so với mức 92 triệu thùng/ngày năm 2013.

Tuy nhiên, số liệu mới nhất của EIA cho thấy, lượng dầu thô dự trữ của nước này đã tăng 6,8 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 26/1 lên mức 418,4 triệu thùng, qua đó chấm dứt chuỗi suy giảm 10 tuần liên tiếp. Con số này vượt xa mức dự báo tăng 126.000 thùng của giới chuyên gia. Các nhà phân tích chỉ ra rằng các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã hạn chế hoạt động trong thời gian gần đây, song sản lượng dầu tại nước này vẫn tiếp tục tăng. EIA cho biết sản lượng dầu của Mỹ đã tăng lên 9,92 triệu thùng/ngày, gần với mức kỷ lục 10,04 triệu thùng/ngày ghi nhận hồi năm 1970. Dự kiến, sản lượng dầu của Mỹ sẽ đạt 11 triệu thùng/ngày vào năm 2019.

Bộ trưởng Năng lượng của các nước thành viên OPEC đã phát đi tín hiệu rằng họ muốn cắt giảm hơn nữa lượng dầu dự trữ của mình và có ý định duy trì thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến ít nhất là cuối năm 2018. Tuy nhiên, thị trường dầu đã thắt chặt và nếu OPEC vẫn kiên trì với lộ trình hiện tại thì thị trường sẽ còn thắt chặt hơn nữa, từ đó đẩy giá dầu tăng cao. Kinh nghiệm từ những năm 2000 và 2011 cho thấy OPEC thường thắt chặt thị trường dầu “quá tay” sau khi giá sụt giảm mạnh, khiến cho giá dầu sau đó còn cao hơn cả các mức mục tiêu ban đầu của tổ chức này.

Tiêu thụ dầu toàn cầu đang gia tăng mạnh mẽ, vì vậy nếu OPEC vẫn duy trì các mức sản lượng như hiện tại, lượng dầu thô và các sản phẩm dầu dự trữ trên toàn cầu sẽ rất thắt chặt vào nửa cuối năm 2018. Khi đó, có thể thị trường sẽ phản ứng bằng cách đẩy giá dầu giao ngay đi lên để khuyến khích các nhà sản xuất dầu đá phiến gia tăng sản lượng.

Kim loại quý: Giá vàng bạc và bạch kim tăng, palađi giảm

Phiên giao dịch cuối tháng, giá vàng giảm nhẹ sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thông báo duy trì lãi suất ở mức 1,25-1,5%, và nhận định lạm phát sẽ tăng trong năm nay.

Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 0,07% so với phiên trước xuống mức 1.337,20 USD/ounce, chạm mức thấp trong một tuần; vàng giao tháng 2/2018 tiến 0,3% lên 1.339 USD/ounce.

Tính chung cả tháng, giá vàng tăng gần 3% – mức mạnh nhất/tháng kể từ tháng 8/2017, là tháng tăng thứ ba liên tiếp.

Trong cuộc họp chính sách cuối cùng của Chủ tịch Fed Janet Yellen với tư cách là người đứng đầu Ngân hàng trung ương Mỹ tổ chức trong hai ngày 31/1-1/2, Fed quyết định duy trì lãi suất, song phát đi thông điệp về khả năng nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng 3/2018. Đồng USD phiên này mạnh lên sau tuyên bố của Fed.

Nỗi lo về lạm phát thông thường là nhân tố hỗ trợ giá vàng, vốn được coi là công cụ để chống giá tăng, song khả năng Fed tăng lãi suất để chống lại lạm phát làm giảm sức hút của vàng do đây là tài sản không sinh lời.

Với những kim loại quý khác, giá bạc phiên cuối tháng tăng 0,4% lên 17,20 USD/ounce sau khi chạm mức thấp trong một tuần 17,03 USD/ounce. Giá palađi giảm 2,7% xuống 1.026 USD/ounce, chạm mức thấp trong 5 tuần sau đà tăng 55% trong năm 2017. Giá bạch kim giảm 0,1% xuống 995,2 USD/ounce. Tính chung cả tháng 1, giá bạch kim tăng khoảng 8%.

Nông sản: Giá cà phê tiếp tục giảm

Phiên cuối tháng, giá đường thô giao tháng 3 giảm 0,49 US cent tương đương 3,6% xuống 13,23 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn giảm 9,9 USD tương đương 2,7% xuống 352,40 USD/tấn.

Cà phê robusta giao tháng 3 giá giảm 34 USD tương đương 2% xuống 1.762 USD/tấn; cà phê arabica giảm 0,45 US cent tương đương 0,4% xuống 1,2185 USD/lb. Arabica đã giảm 23,4% trong tháng 1, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.

Giá giảm trong mấy ngày qua khiến người trồng cà phê Việt Nam lưỡng lự không muốn bán ra, kéo giá tăng trở lại. 

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT

29/12/17

31/1/2018

31/1 so với 30/1

31/1 so với 30/1 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

60,42

64,73

0,23

0,4%

Dầu Brent

USD/thùng

66,87

69,05

0,03

0,06%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

44.260,00

44.260,00

790,00

1,82%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,95

2,97

-0,02

-0,83%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

179,58

189,60

0,23

0,12%

Dầu đốt

US cent/gallon

206,81

206,81

0,17

0,08%

Dầu khí

USD/tấn

601,75

615,75

3,25

0,53%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

59.340,00

59.360,00

780,00

1,33%

Vàng New York

USD/ounce

1.309,30

1.346,80

-3,70

-0,28%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.707,00

4.711,00

29,00

0,62%

Bạc New York

USD/ounce

17,15

17,27

0,02

0,14%

Bạc TOCOM

JPY/g

61,70

60,70

0,40

0,66%

Bạch kim giao ngay

USD/t oz.

928,25

1.000,65

-1,35

-0,13%

Palladium giao ngay

USD/t oz.

1.063,52

1.031,95

0,99

0,10%

Đồng New York

US cent/lb

330,05

320,85

1,30

0,41%

Đồng LME 3 tháng

USD/tấn

7.247,00

7.118,00

68,00

0,96%

Nhôm LME 3 tháng

USD/tấn

2.268,00

2.219,50

12,50

0,57%

Kẽm LME 3 tháng

USD/tấn

3.319,00

3.540,00

44,00

1,26%

Thiếc LME 3 tháng

USD/tấn

20.025,00

21.680,00

55,00

0,25%

Ngô

US cent/bushel

350,75

360,75

-0,75

-0,21%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

427,00

446,00

-5,75

-1,27%

Lúa mạch

US cent/bushel

241,00

267,00

1,50

0,56%

Gạo thô

USD/cwt

11,91

12,45

0,01

0,08%

Đậu tương

US cent/bushel

961,75

990,25

-5,50

-0,55%

Khô đậu tương

USD/tấn

316,80

336,20

-1,60

-0,47%

Dầu đậu tương

US cent/lb

33,26

32,98

-0,09

-0,27%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

488,70

495,70

-1,00

-0,20%

Cacao Mỹ

USD/tấn

1.892,00

1.996,00

26,00

1,32%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

126,20

121,85

-0,45

-0,37%

Đường thô

US cent/lb

15,16

13,23

-0,49

-3,57%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

136,85

148,70

0,60

0,41%

Bông

US cent/lb

78,63

77,45

0,17

0,22%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

441,90

470,90

3,10

0,66%

Cao su TOCOM

JPY/kg

207,00

193,10

0,20

0,10%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

1,42

0,01

1,00%

 

Nguồn tin: vinanet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trung Quốc “thách thức” chuẩn dầu thô của Anh và Mỹ

Trung Quốc vừa đưa loại dầu thô “chua”, loại dầu thô có nồng độ lưu huỳnh cao, vào giao dịch kỳ hạn tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải. 
Trung Quốc đưa dầu thô “chua” lên Sàn giao dịch ..

Giá dầu có tiếp tục leo dốc sau khi chạm mức đỉnh 70 USD/thùng?

Thị trường dầu thế giới đang khởi sắc, chỉ trong vòng 7 tháng, giá “vàng đen” đã tăng vọt từ dưới 45 USD/thùng lên 70 USD/thùng khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi phải chăng đây..

Gazprom đầu tư 1,2 tỷ USD khai thác khí đốt tại Bolivia

 
Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga ngày 14/6 đã ký một thỏa thuận với Chính phủ Bolivia về việc đầu tư 1,2 tỷ USD để khai thác mỏ khí đốt Vitiacua ở bang Chuquisaca, Đông Nam Bolivia..

Sản lượng dầu của Libya sẽ phục hồi một phần

Argus đưa tin vào hôm thứ Năm, dẫn lời công ty Dầu mỏ Quốc gia (NOC), sản lượng dầu thô của Libya dự kiến sẽ phục hồi dần dần một phần sớm hơn dự kiến ​​sau khi việc sửa chữa khẩn cấp đường ống được hoàn thành sớm hơn so với kế hoạch ban đầu.
Tuy ..