Việt Nam chi gần 5 tỷ USD nhập xăng dầu năm 2016

Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016 vừa được Bộ Công Thương công bố sáng 29/3 cho thấy, năm 2016, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu và tạm nhập để tái xuất là khoảng 11,8 triệu tấn, trị giá khoảng 4,94 tỷ USD, tăng 18% về lượng và giảm 7,3% về kim ngạch so với cùng kỳ. 

Theo báo cáo, nhập khẩu xăng dầu năm 2016 tiếp tục có mức tăng trưởng khá về lượng do tình hình thị trường, giá cả xăng dầu thuận lợi, trong đó có việc thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đặc biệt theo một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia tiếp tục được cắt giảm theo lộ trình.

Mặc dù vậy, do giá xăng dầu có mức giảm mạnh trong năm 2016 (bình quân giá xăng dầu cả năm 2016 đã giảm khoảng 22% so với năm 2015 và giảm khoảng 49% so với giá bình quân năm 2014) nên kim ngạch nhập khẩu xăng dầu năm 2016 vẫn giảm so với cùng kỳ.

Về cơ cấu mặt hàng nhập khẩu, trong năm 2016, cả nước nhập khẩu gần 2,6 triệu tấn xăng, trị giá 1,23 tỷ USD, nhập khẩu dầu diesel đạt 6,8 triệu tấn, trị giá 2,76 tỷ USD, dầu ma-dút đạt 884 nghìn tấn, trị giá 197 triệu USD, nhiên liệu bay 1,54 triệu tấn, trị giá 688 ngàn USD.

Việt Nam chi gần 5 tỷ USD nhập xăng dầu năm 2016.

Theo quy định hiện hành, xăng dầu chỉ được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu. Tính đến nay, có 30 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu (trong đó 3 doanh nghiệp chỉ kinh doanh mặt hàng nhiên liệu hàng không).

Nhìn chung trong năm 2016, thị trường đã có nhiều yếu tố thuận lợi đối với hoạt động nhập khẩu xăng dầu. Do vậy, song song với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã đẩy nhanh lượng nhập khẩu xăng dầu.

Xét về tổng kim ngạch, do yếu tố giá giảm nên tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu vẫn giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xét về tổng lượng, hoạt động nhập khẩu xăng dầu năm 2016 đã đáp ứng đủ nhu cầu xăng dầu phục vụ sản xuất và tiêu thụ của thị trường nội địa.

Xăng dầu chủ yếu được nhập khẩu từ thị trường ASEAN (Singapore, Malaysia, Thái Lan), Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nga,… Cơ cấu thị trường nhập khẩu xăng dầu trong năm 2016 có sự biến động so với thời gian trước do tác động của việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định thương mại tự do.

Cụ thể, nhập khẩu từ khu vực ASEAN chiếm tới 70% tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu. Singapore tiếp tục giữ vị trí thứ nhất trong số các thị trường mà Việt Nam nhập khẩu xăng dầu (kim ngạch đạt 1,58 tỷ USD), tuy nhiên mức kim ngạch này giảm 22,6% so với năm 2015, cao hơn nhiều so với mức giảm kim ngạch chung của mặt hàng này (giảm 7,3%). Trong khi đó, Malaysia là thị trường có kim ngạch nhập khẩu tăng đáng kể, đạt 1,18 tỷ USD, tăng 211% so với năm trước và vươn lên là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn thứ hai của Việt Nam.

Tương tự như vậy, với việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Hàn Quốc được ký kết, nhập khẩu xăng dầu từ thị trường Hàn Quốc tăng đáng kể do doanh nghiệp được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định này (đặc biệt là đối với mặt hàng xăng có mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định là 10%, thấp hơn mức thuế MFN và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các Hiệp định khác như ATIGA, ACFTA). Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc trong năm 2016 đạt 940 triệu USD, tăng tới 426% so với năm 2016 và vươn lên là thị trường nhập khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.

Trong khi đó, nhập khẩu từ các thị trường Trung Quốc, Đài Loan,… đều ghi nhận kim ngạch giảm mạnh so với năm trước. Cụ thể, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 451 triệu USD, giảm 51% so với năm 2015. Nhập khẩu từ Đài Loan đạt 51,8 triệu USD, giảm 88,6%. Nhập khẩu từ Nga đạt 47,6 triệu USD, giảm 22,9%.

Nguồn tin: Doanhnghiepvn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

3 nhân tố đem lại lợi nhuận bền vững cho BSR

8 tháng đầu năm 2017, Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đạt lợi nhuận 4.002 tỷ đồng. Do ít bị ảnh hưởng bởi xu hướng tăng/giảm giá dầu thô nguyên liệu đầu v

Bakken đang bùng nổ một lần nữa

Permian đã và đang xuất hiện trên nhiều tiêu đề và chiếm sự chú ý của các nhà phân tích trong năm qua, và đúng như vậy, vì đây là lưu vực đ

CEO Patrick Pouyanne lo ngại giá dầu sẽ rất sớm đạt 100 USD/thùng

Dầu mỏ có thể đạt 100 USD/thùng chỉ trong vòng vài tháng do lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran, CEO nhà khổng lồ năng lượng Pháp Total cho biết hôm thứ Năm.
Giám đốc điều hành Pat..

Giá xăng hôm nay 4/5 tiếp tục tăng?

Những ngày vừa qua, giá xăng dầu trên thế giới tiếp tục tăng khiến nhiều ý kiến cho rằng sau kỳ nghỉ lễ 30/4, giá xăng hôm nay 4/5 có thể sẽ được điều chỉnh tăng.
Dữ liệu của Bộ Công Thương cập nhật đến ngày 28/4 cho thấy, giá xăng thành phẩm trên..