Giá dầu thế giới đạt mức cao nhất trong vòng hai năm qua

Ngày 23/11, giá dầu thô thế giới chạm mức cao nhất trong hai năm qua sau khi việc đóng cửa một trong những đường ống dẫn dầu lớn nhất từ Canada đã khiến nguồn cung dầu sang Mỹ bị cắt giảm, dù sản lượng khai thác dầu ở Mỹ tăng cao. 

Ảnh minh họa

Cụ thể, trong phiên này, có thời điểm giá dầu ngọt nhẹ Mỹ tăng 0,54 USD lên 58,56 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015. Trong khi giá dầu Brent Biển Bắc tăng 0,23 USD so với cuối phiên trước, lên 63,55 USD/thùng.
Khối lượng giao dịch của thị trường nhiên liệu ở Mỹ không nhiều vì ngày lễ Tạ ơn ở nước này.

Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ đã tăng 2,1% lên mức cao nhất kể từ ngày 30/6/2015, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc cũng bật tăng 1,2%. Nguyên nhân chính khiến giá dầu tăng do việc công ty TransCanada đóng cửa đường ống dẫn dầu Keystone để khắc phục sự cố đã làm sụt giảm 85% lượng dầu được vận chuyển tới Mỹ.

Bên cạnh đó, các số liệu từ cơ quan thông tin năng lượng Mỹ cũng cho thấy lượng dầu thô dự trữ trong tuần trước tại Mỹ đã sụt giảm 1,9 triệu thùng, cao hơn so với dự kiến.

Tuy nhiên, thị trường có vẻ “phớt lờ” số liệu cho thấy sản lượng khai thác dầu mỏ của Mỹ đã tăng 15% từ giữa 2016 lên mức cao kỳ lục 9,66 triệu thùng mỗi ngày, đưa nước Mỹ từ nhà nhập khẩu năng lượng số 1 thế giới thành nhà xuất khẩu hàng đầu trên hành tinh.

Bên cạnh đó, Opec, Nga và một số nhà sản xuất khác đã cắt giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng mỗi ngày kể từ đầu năm 2017, giúp nâng giá dầu lên khoảng 15% trong ba tháng qua.

Thị trường dầu đã suy thoái trong gần 3 năm. Tuy nhiên, giám đốc bộ phận kinh doanh dầu tại Châu Á của BP, Janet Kong, nói tại một hội nghị của Financial Times rằng thị trường hiện nay đang “ở một thời điểm quan trọng”.
Cùng với nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt là từ Trung Quốc, mối đe dọa của Thổ Nhĩ Kỳ làm gián đoạn nguồn dầu từ khu vực Kurdistan của Iraq đã giúp đẩy giá dầu lên.

OPEC và một số nhà sản xuất dầu mỏ chủ chốt khác, trong đó có Liên bang Nga, dự định sẽ nhóm họp vào ngày 30/11 để thảo luận về việc liệu có nên tiếp tục gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng nữa hay không nhằm chấm dứt tình trạng dư cung toàn cầu và hỗ trợ giá “vàng đen”.

Nguồn tin: moitruong.net.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tổng thống Mỹ chỉ trích OPEC đẩy giá dầu lên cao giả tạo

Hôm 20-4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng giá dầu lên cao “một cách giả tạo”. 
Tổng thống Donald Trump chỉ trích OPEC..

Giá xăng dầu hôm nay 3/8: Vẫn xu hướng giảm | Hoanghungpetro.com.vn

Giá xăng dầu hôm nay 3/8: WTI ngưỡng 94,02 USD/thùng, dầu Brent 100,01 USD/thùng.
Giá dầu thô giảm mạnh do các hoạt động sản xuất toàn cầu suy yếu trên diện rộng.
Giá dầu thô tiếp tục đà giảm khi nguy cơ suy thoái toàn cầu có thể hạn chế nhu cầ..

Giá xăng có thể tăng lần thứ 5 liên tiếp lên mốc 18.000 đồng/lít?

Nếu không thay đổi mức sử dụng quỹ bình ổn giá và giữ nguyên mức thuế, phí hiện tại giá bán lẻ xăng có thể tăng từ 300-400 đồng/lít trong kỳ điều hành lần này. 
..

IEA: Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại “Lớn hơn nhiều” so với những năm 1970

Giám đốc Điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Fatih Birol, nói với nhật báo Đức Der Spiegel trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba rằng thế giới phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng “lớn hơn nhiều” so với những năm 1970.
..