Xăng gánh 8.000đ thuế môi trường: Bộ Tài chính quyết tâm

   Dù nhiều chuyên gia còn lo lắng, tuy nhiên Bộ Tài chính đã chính thức có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng dự án sửa đổi Luật Thuế BVMT. 

Vạch sẵn lộ trình triển khai

Cụ thể, Bộ Tư pháp thay mặt Chính phủ ký tờ trình gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường (sửa đổi), trong đó có nội dung nâng khung thuế bảo vệ môi trường (BVMT) với xăng dầu lên tối đa 8.000 đồng/lít vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 của Quốc hội.

Lãnh đạo Bộ Tài chính cũng yêu cầu Vụ Chính sách Thuế chủ trì hoàn thiện dự án luật, trình Bộ để gửi lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan; lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp theo đúng quy định; trình Bộ Tài chính để trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông quan theo đúng chương trình.

Dù nhiều chuyên gia còn lo lắng, tuy nhiên Bộ Tài chính đã chính thức có tờ trình gửi Chính phủ đề nghị xây dựng dự án sửa đổi Luật Thuế BVMT. Ảnh: TTO

Dự kiến trong tháng 4 này, Bộ Tài chính sẽ lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức, cá nhân về dự án Luật thuế bảo vệ môi trường. Tháng 5 xin ý kiến thẩm định của Bộ tư pháp. Tháng 6 trình Chính phủ dự án luật để Chính phủ trình Quốc hội.

Theo đúng lộ trình, tháng 7/2017 dự án luật sẽ được gửi sang Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội để thẩm tra. Tiếp đó tháng 8 sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật.

Theo lộ trình đó, tháng 9/2017 dự án luật sẽ được gửi đến đại biểu Quốc hội sau khi đã có ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tháng 10/2017 trình Quốc hội xem xét thông qua.

Nếu được thông qua, có thể 6 tháng nữa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ có khung thuế mới cao hơn nhiều khung thuế hiện tại.

Nhiều bộ, ngành tâm tư

Trước đó, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường, trong đó khung thuế với xăng tăng từ 4.000 – 8.000 đồng/lít.

Ngay lập tức nhiều chuyên gia kinh tế cùng nhiều Bộ, ngành khác bày tỏ băn khoăn, lo ngại về mức thuế do Bộ Tài chính đưa ra.

Theo quan điểm của Bộ Tư pháp, dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường còn sơ sài,… Báo cáo đánh giá tác động chưa nêu bật được nội dung của chính sách, không có đánh giá tác động định lượng mà chỉ sử dụng phương pháp định tính trong khi mức thuế bảo vệ môi trường lại tăng 2,5 lần so với quy định hiện hành.

Bên cạnh đó Bộ Tư pháp cũng đề nghị Bộ Tài chính đánh giá tác động một cách cẩn trọng đối với các chính sách trong dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, đặc biệt là việc điều chỉnh khung thuế suất đối với nhóm hàng hóa xăng, dầu, mỡ nhờn lên gấp đôi quy định hiện hành, tạo khoảng cách lớn giữa mức thuế tối thiểu và mức thuế tối đa.

“Việc điều chỉnh tăng mức thuế tối thiểu – tối đa trong biểu khung thuế cũng sẽ dẫn đến tăng mức thuế suất cụ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân và doanh nghiệp”, Bộ Tư pháp nhấn mạnh.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tài chính cân nhắc thật kỹ sự cần thiết, lộ trình thực hiện, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, mặt hàng thiết yếu này đã gánh nhiều loại thuế, phí.

Cùng với đó, Bộ Ngoại giao kiến nghị bổ sung đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với phương án nâng mức sàn, mức trần biểu khung thuế của xăng trong dự thảo báo cáo.

Cùng góp ý, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng bày tỏ nhiều băn khoăn trước dự thảo mà Bộ Tài chính đưa ra.

theo nhận định của VCCI, xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, do đó, việc tăng giá đối với xăng dầu không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng lượng tiêu thụ của người dân.

“Nếu mục tiêu chính sách là để hạn chế tác động môi trường thông qua việc hạn chế tiêu thụ xăng dầu, thì việc tăng thuế không mang lại hiệu quả đáng kể”, VCCI khẳng định.

Đặc biệt, theo VCCI xăng dầu là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Các phương tiện giao thông vận tải hàng hóa, máy nông nghiệp, tàu cá… đều sử dụng rất nhiều xăng dầu. Do đó, nếu tăng Thuế đối với xăng dầu thì những ngành chịu thiệt hại nặng nhất là vận tải, nông nghiệp, thủy hải sản.

Dẫn lại báo cáo của Bộ Tài chính, VCCI cho biết, trong năm 2016 mức đóng góp của thuế BVMT trong tổng thu ngân sách là 4,1%, với 99% trong số đó đến từ xăng dầu. Nếu cộng cả thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, và thuế VAT thì mức đóng góp của ngành xăng dầu vào khoảng 9,8% tổng thu ngân sách. Nếu mức thuế mới kịch khung được áp dụng và loại bỏ thuế nhập khẩu theo lộ trình thì mức đóng góp lên đến khoảng 15% tổng thu ngân sách.

“Đây là tỷ lệ rất lớn và không có lợi cho kết cấu ngân sách quốc gia”, VCCI khẳng định.

Nguồn tin: Baodatviet

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC: Xe cá nhân sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu

Bùng nổ sở hữu xe cá nhân trong những thập niên tới sẽ giúp nhu cầu dầu tiếp tục tăng trưởng mặc dù xe điện sẽ xuất hiện ngày càng nhiều trên các đường xá, theo Tổ chức C

EIA: Sản lượng dầu đá phiến của Mỹ có thể chạm kỷ lục 6,95 triệu thùng/ngày trong tháng 4

Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 12/3 cho biết, sản lượng dầu đá phiến của nước này trong tháng 4 có thể tăng thêm 131 nghìn thùng/ngày so với tháng tháng trư..

Bộ Tài chính lại muốn tăng khung thuế xăng dầu

 
Ngày 29-6, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường.
Ngày 29-6, Bộ Tài chính tiếp tục đưa ra dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số đ..

Giá xăng dầu hôm nay (7-6): Trái chiều, WTI tăng, Brent xuống 119,5 USD/thùng

Sau khi cùng giảm nhẹ trong phiên giao dịch trước, dầu WTI và Brent trở lại trái chiều ngày hôm nay với WTI tăng, Brent “chững” ở mức 119,5 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Theo oilprice, lúc 6 giờ 15 phút ngày 7-6 (giờ Việt Nam), giá..