Giá xăng dầu hôm nay 8/9, thị trường thế giới tiếp tục giảm mạnh. Dầu thô WTI chỉ còn 83,36 USD/thùng, dầu Brent là 89,42 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Giá xăng dầu thế giới sáng ngày 8/9 (theo giờ Việt Nam) cụ thể là: Dầu thô WTI của Mỹ giảm mạnh 3,9 USD/thùng, còn 83,36 USD/thùng. Dầu Brent cũng giảm mạnh 4,35 USD/thùng, xuống mức 89,42 USD/thùng.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt và dầu nếu giới hạn giá được áp dụng đối với các nguồn năng lượng của Nga, đảo ngược mức thua lỗ từ đầu phiên khi giá giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 tới nay.
Tình trạng bế tắc leo thang đe dọa khiến giá khí đốt ở châu Âu vẫn cao ngất ngưởng, làm tăng giá các hóa đơn vốn đã nhức nhối.
Bất chấp nguồn cung đang thiếu hụt, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Tổ chức OPEC) và các đồng minh (OPEC ) đã quyết định cắt giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày vào tháng 10. Khả năng về một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm gia tăng lo ngại về nhu cầu.
Các bộ trưởng năng lượng của EU sẽ sớm tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về cách giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với các phóng viên rằng sẽ đề xuất mức trần giá khí đốt của Nga để cắt giảm doanh thu về tay Moscow.
Phát biểu trước đó tại một diễn đàn kinh tế ở Vladivostok, ông Putin đã đoán trước động thái này và cảnh báo rằng các hợp đồng cung ứng có thể bị phá vỡ: “Chúng tôi sẽ không cung cấp khí đốt, dầu mỏ, than đá, dầu sưởi ấm – chúng tôi sẽ không cung cấp bất cứ thứ gì”.
Đồng thời, Ông Putin đã bác bỏ những tuyên bố của phương Tây rằng Moscow đang sử dụng khí đốt như một vũ khí để trả đũa cho các chính sách trừng phạt của châu Âu. Ông kêu gọi Đức trả lại quyền sửa tuabin tại trạm máy nén Portovaya của đường ống Nord Stream 1 để cho phép Nga tiếp tục bơm khí.
Nhóm G7 đã công bố kế hoạch áp đặt trần giá đối với dầu xuất khẩu của Nga vào tuần trước cũng có thể hạn chế khả năng của Nga trong việc bảo đảm các tàu chở dầu và bảo hiểm từ các nước ngoài G7.
Sau khi hưởng lợi từ khí đốt giá rẻ của Nga trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp Đức đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng khi Nga cắt giảm nguồn cung, thúc đẩy các nhà cung cấp năng lượng phải mua khí đốt với giá thị trường cao ngất ngưởng và chuyển những chi phí đó cho người tiêu dùng.
Các nhà phân tích dự đoán nguồn cung dầu sẽ bị thắt chặt trong quý cuối cùng của năm. Nhà phân tích Stephen Brennock của PVM cho biết: “Việc ngừng giải phóng SPR (dự trữ dầu chiến lược) của Hoa Kỳ cùng với việc thực hiện lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô của Nga đã khiến nguồn cung toàn cầu bị suy giảm trong mùa đông này”.
Báo cáo hàng tuần về hàng tồn kho của Hoa Kỳ từ Viện Dầu khí Hoa Kỳ và Cơ quan Thông tin Năng lượng cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ dự kiến sẽ giảm tuần thứ 4 liên tiếp, ước tính giảm khoảng 733.000 thùng trong tuần tính đến ngày 2/9.
Mặt khác, Dữ liệu kinh tế yếu kém từ Trung Quốc cũng làm tăng nhu cầu, do chính sách Zero-COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc đã khiến các thành phố như Thành Đô bị đóng cửa. Dữ liệu hải quan cho thấy nhập khẩu dầu thô của nước này đã giảm 9,4% trong tháng 8 so với một năm trước đó.
Giá xăng dầu trong nước
Giá bán các mặt hàng xăng dầu trên thị trường ngày 8/9 như sau: Xăng E5 RON 92 về 23.350 đồng (giảm 370 đồng), xăng RON 95-III là 24.230 đồng (giảm 430 đồng) một lít; dầu diesel 25.180 đồng một lít, sau khi tăng 1.430 đồng. Dầu hỏa có mức giá mới là 25.440 đồng, tăng 1.390 đồng, dầu mazut có giá 16.079 đồng/kg, giảm 470 đồng/kg.
Nhìn chung, giá xăng dầu trong kỳ vừa qua diễn biến có tăng, có giảm nhưng xu hướng chung là tăng cao đối với dầu diesel và dầu hỏa và giảm nhẹ đối với xăng và dầu mazut.
Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 ngày 5 tháng 9 năm 2022 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính.
Nguồn tin: Công thương
Trả lời