Xăng dầu thế giới biến động liên tục, nếu công tác điều hành quá nguyên tắc, thiếu linh hoạt sẽ gây tác động không tốt tới thị trường
Vài ngày trở lại đây, giá xăng dầu thế giới sụt giảm mạnh đã giúp nguồn cung trong nước bớt căng thẳng hơn những ngày cuối tháng 8-2022. Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng khi những vấn đề trong công tác điều hành và phân phối xăng dầu chưa được giải quyết thấu đáo thì những trục trặc liên quan tới nguồn cung sẽ còn lặp lại.
Hài hòa lợi ích các bên
Trong văn bản gửi liên bộ Công Thương – Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN), Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đánh giá nguy cơ thiếu nguồn hàng cục bộ ở một số nơi hoặc một số thương nhân nhượng quyền vẫn có thể xảy ra nếu việc kiểm soát tồn kho và công tác vận chuyển không được phối hợp chặt chẽ, đặc biệt với những địa bàn xa các kho xăng dầu đầu mối.
“Tốc độ tăng giá xăng dầu thế giới nhanh hơn trong nước nên hàng chưa bán ra đã bị lỗ, các đầu mối thấy không có lợi sẽ hạn chế nhập hàng. Vì vậy, cần phải có giải pháp bảo đảm lợi ích cho DN, cũng là để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước không bị gián đoạn”– ông Tân nêu quan điểm.
Kiên quyết không để thiếu hụt
PGS-TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả – Bộ Tài chính, đánh giá việc rút ngắn chu kỳ điều hành giá xăng dầu từ 15 ngày còn 10 ngày là một bước tiến, tuy nhiên mỗi kỳ điều chỉnh giá cách nhau 10 ngày vẫn chưa hòa nhập được với diễn biến giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Theo ông, nếu rút ngắn chu kỳ điều hành còn 2-3 ngày sẽ rất tốt và nên tiến tới làm như vậy nhưng triển khai việc này không dễ dàng trong bối cảnh hiện nay.
Ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam, cũng kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính sớm xem xét, phản ánh chi phí, phụ phí xăng dầu trong nước vào cơ cấu giá bán lẻ, nhằm phản ánh đúng chi phí thực tế. Theo ông, việc này để bảo đảm các DN nhập khẩu không phải gánh phí quá cao, các đơn vị kinh doanh xăng dầu, nhất là bán lẻ và thương nhân phân phối, không bị thiệt.
Trả lời