Giá xăng nguy cơ tăng 1.000 đồng/lít: Nỗi lo lắng của vị thứ trưởng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải bày tỏ những quan ngại trước việc thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu có thể tăng kịch trần thời gian tới.

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 ngày 9/7, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương đề cập đến việc Ủy ban thường vụ Quốc hội sắp xem xét việc tăng “kịch trần” thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Nếu đề xuất tăng thuế bảo vệ môi trường được thông qua, mỗi lít xăng sẽ tăng 1.000 đồng. Cho nên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đề nghị nếu tăng phải phải có lộ trình hết sức cụ thể “chứ không thể tăng một lúc 1.000 đồng/lít”. Bởi như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đầu vào các hoạt động của doanh nghiệp và người dân. 

Nếu tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường, giá xăng dầu sẽ chịu áp lực mạnh. Ảnh: L.Bằng

Tại Hội thảo về giá cả 6 tháng đầu năm do Viện Kinh tế tài chính tổ chức mới đây, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho rằng: “Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng buộc phải điều chỉnh giá xăng trong nước. Để hạn chế áp lực tăng giá xăng dầu, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam kiến nghị chưa áp thuế môi trường kịch trần đối với xăng dầu”.

Tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu sẽ làm giá trong nước tăng, ảnh hưởng đến lạm phát. Bà Đỗ Thị Ngọc, Phó vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) đã tính toán: Nếu thuế bảo vệ môi trường xăng dầu tăng thì sẽ tác động làm tăng CPI lên khoảng 0,27-0,29%.

Tại dự thảo Nghị quyết gửi lấy ý kiến đề nghị điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề nghị tăng thuế bảo vệ môi trường với xăng từ 3.000 đồng/lít lên mức kịch khung cho phép là 4.000 đồng/lít. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít,…

Bộ Tài chính cho rằng: Do thực hiện cắt giảm mức thuế nhập khẩu theo các hiệp định thương mại tự do nên số thu từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục giảm qua các năm.

Ngoài ra, theo giải thích của Bộ Tài chính, hiện giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam đứng vị trí 47 từ thấp đến cao trong tổng số 167 quốc gia và thấp hơn 120 nước, với mức 19.980 đồng/lít.

Cụ thể, giá xăng Việt Nam thấp hơn Lào, Campuchia, Trung Quốc và thấp hơn một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN, châu Á như Singapore, Philippines, Hồng Kông.

Với phương án điều chỉnh trên, Bộ Tài chính dự kiến thu ngân sách dự kiến được 57,6 nghìn tỷ đồng, tăng thêm hơn 15,1 nghìn tỷ mỗi năm.

Nguồn tin: vietnamnet.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TT dầu TG ngày 20/3: Giá tăng do căng thẳng ở Trung Đông

 
Giá dầu tăng trong ngày hôm nay, bởi căng thẳng tại Trung Đông, mặc dù sản lượng ngày càng tăng ở Mỹ và sự sụt giảm mạnh của các thị trường chứng khoán đã hạn chế gi

Gazprom sẽ ngừng giao khí đốt trên Nord Stream vào ngày 31 tháng 8 | Hoanghungpetro.com.vn

Gazprom sẽ ngừng tất cả các dòng khí đốt đến châu Âu thông qua đường ống Nord Stream từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 2 tháng 9, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga thông báo hôm thứ Sáu.
Nguyên nhân dẫn đến việc dòng khí qua đường ống ngừng hoạt..

Doanh số bán dầu thô của Venezuela sang Mỹ tăng trong tháng 10

Theo số liệu của Thomson Reuters xuất khẩu dầu thô của Venezuela sang Mỹ phục hồi trong tháng 10 so với tháng trước, nhưng vẫn ở mức thấp thứ 3 trong năm nay.
Nước Nam Mỹ này đã xuất khẩu 541.130 thùng dầ..

PV Oil lắm mối vẫn… lo

Là một trong những Tổng công ty lớn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, PV Oil dự kiến sẽ bán 51% cổ phần trong đợt IPO cho cổ đông chiên lược, cán bộ công nhân viên và b