Kim ngạch xuất khẩu dầu thô tiếp tục giảm mạnh

Mặc dù trong tháng 7, xuất khẩu dầu thô tăng 40,9% nhưng tính chung 7 tháng năm 2018, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dầu thô đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, đạt 1,3 tỷ USD, kim ngạch giảm 25,3%. 

Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2018 ước tính đạt 19,50 tỷ USD, giảm 1,7% so với tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,85 tỷ USD, giảm 2,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,65 tỷ USD, giảm 1,2%.

Một số mặt hàng xuất khẩu trong tháng 7 có kim ngạch giảm: Điện tử máy tính và linh kiện giảm 7,5%; sắt thép giảm 8,7%; hóa chất giảm 9,2%; xăng dầu giảm 14,4%; gạo giảm 18,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng giảm 19%.

Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng: Than đá tăng 59,4%; dầu thô tăng 40,9%; hàng dệt may tăng 5,6%; điện thoại và linh kiện tăng 5,4%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7 tăng 10,2%; trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 10,3%.

Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Hàng dệt may tăng 18,3%; điện thoại và linh kiện tăng 14%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 10,2%.

Tính chung 7 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 133,69 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 39,03 tỷ USD, tăng 18,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 94,66 tỷ USD (chiếm 70,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 14%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 26,1 tỷ USD, tăng 15,8%; hàng dệt may đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16,2%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 15,7 tỷ USD, tăng 14,8%; giày dép đạt 9,1 tỷ USD, tăng 8,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 9 tỷ USD, tăng 27,1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4,8 tỷ USD, tăng 13,4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4,6 tỷ USD, tăng 15,2%.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá: Thủy sản đạt 4,7 tỷ USD, tăng 8,1%; rau quả đạt 2,3 tỷ USD, tăng 14,6%; gạo đạt 2 tỷ USD, tăng 31,5% (lượng tăng 14,2%); hạt điều đạt 2 tỷ USD, tăng 6,5% (lượng tăng 9,4%).

“Về dầu thô tính chung 7 tháng tiếp tục giảm mạnh về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,3 tỷ USD, giảm 25,3% (lượng giảm 46,4%)”, Tổng cục Thống kê cho biết.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 7 tháng, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,5 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó điện thoại và linh kiện tăng 18,4%; hàng dệt may tăng 11,5%.

Tiếp đến là EU đạt 24,2 tỷ USD, tăng 12,9%; trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 20,1%; điện thoại và linh kiện tăng 19,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,8%.

Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 24,7%; trong đó điện thoại và linh kiện tăng 193,6%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 26,7%; rau quả tăng 10,8%.
Thị trường ASEAN đạt 14,2 tỷ USD, tăng 16,2%, trong đó gạo tăng 199,2%; sắt thép tăng 51,9%; hàng dệt may tăng 34,6%.

Nhật Bản đạt 10,4 tỷ USD, tăng 10,2%, trong đó hàng dệt may tăng 22,8%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 3,4%.

Hàn Quốc đạt 10,2 tỷ USD, tăng 31,9%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 59,2%; điện thoại và linh kiện tăng 28%; hàng dệt may tăng 21,8%.
 

Nguồn tin: bizlive.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giới đầu tư vượt qua nỗi lo, chứng khoán hồi phục trở lại

 
Kết quả kinh doanh khả quan đã đẩy lùi nỗi lo về cuộc khủng hoảng chính trị đang xảy ra tại Mỹ, giúp phố Wall đảo chiều tăng điểm, trong khi vàng giảm mạnh trở lại trong phiên thứ Năm.
Sau phiên..

Thách thức số 1 đối với sự phục hồi giá dầu

Đà phục hồi của giá dầu có thể bị phá hỏng bởi sự tăng trưởng “bùng nổ” từ đá phiến Mỹ trong năm 2018, và nguồn cung đáng kể ở Canada và Brazil cũng sẽ làm gia tăng tình trạ..

Bộ Công Thương nói gì về việc “khai tử” xăng RON 92?

Trước những câu hỏi đặt ra về nguồn cung xăng sinh học E5 liệu có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường khi thay thế xăng RON 92, Bộ Công Thương cho biết, việc đáp ứng nguồn cung xăng sinh học E5 là hoàn to

Phát triển đồng bộ ngành Công nghiệp Khí đáp ứng yêu cầu nền kinh tế

Chính phủ vừa công bố Quyết định số 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Quyết định này đã mở ra quy hoạch đồng bộ đ..