Ba kết quả có thể xảy ra từ cuộc họp OPEC


Cuộc họp OPEC sẽ diễn ra vào ngày 22-23/6 và dựa trên các tín hiệu từ các nhà sản xuất hàng đầu của nhóm, thị trường đang giả định rằng nhóm sẽ tăng sản lượng dầu. Tuy nhiên, số lượng chính xác vẫn chưa được biết, và kết quả không mong muốn từ sự thiếu tính đồng thuận có thể diễn ra theo nhiều cách.

Đã một vài năm kể từ khi mức độ không chắc chắn trước một cuộc họp OPEC đã cao như vậy, và thậm chí lâu hơn kể từ khi sự bất hòa từ bên trong nhóm đã được tuyên bố như vậy. Việc đấu đá có thể dẫn đến một số kết quả không mong đợi. Dưới đây là một số kịch bản có thể xem xét khi cuộc họp đang đến gần.

Kịch bản số 1: OPEC đồng ý tăng sản lượng vừa phải, khoảng tầm 500.000 đến 800.000 thùng/ngày

Kịch bản ôn hòa này dường như là cái mà thị trường đang định giá. Được biết Nga đã đẩy mạnh sản xuất nhiều hơn. Báo cáo trước đó cách đây một vài tuần cho thấy rằng Nga đang hướng tới việc tăng sản lượng của nhóm lên thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày. Bloomberg đưa tin gần đây hơn rằng Nga có thể đề nghị tăng 1,8 triệu thùng/ngày, về cơ bản là xóa sạch toàn bộ mức mà liên minh OPEC / ngoài OPEC đã đồng ý cắt giảm vào cuối năm 2016, mặc dù đúng là, một số quốc gia như Angola, Mexico và Venezuela, chẳng hạn – sẽ không thể quay trở lại mức sản xuất cũ của họ.

Saudi đã ép cho một mức nào đó khiêm tốn hơn. Con số được đồn vào khoảng cuối tháng trước mà Riyadh ưa thích có vẻ là tầm 300.000 thùng/ngày. Kể từ đó, triển vọng của Venezuela đã tối tăm, vì vậy có thể có một sự sẵn sàng để lên cao hơn.

Nếu Saudi Arabia và Nga dung hòa mức chênh lệch và chọn tăng khoảng từ 500.000 đến 800.000 thùng/ngày, họ có thể ngay lập tức bù đắp phần lớn những sụt giảm từ Venezuela trong năm qua. Sự gia tăng đó sẽ không bao giờ làm tràn ngập thị trường, nhất là khi tồn kho đã bị xóa bớt. Thị trường dầu đã định giá với giả định là tăng sản lượng, và với mức tăng này có lẽ sẽ đúng như kỳ vọng. Vì vậy sẽ không dẫn đến sự thay đổi lớn nào trong giá dầu.

Kịch bản số 2: Ả Rập Xê Út và Nga đồng ý mức tăng mạnh tay hơn với 1 triệu thùng/ngày hay nhiều hơn

Giá dầu đã giảm trong tháng trước khi lần đầu tiên có thông tin nhóm OPEC đang xem xét tăng sản lượng, nhưng nhiều nhà phân tích đồng ý rằng cần có thêm nhiều sản lượng hơn do sự gián đoạn từ Venezuela và khả năng từ Iran, cộng với tăng trưởng nhu cầu mạnh. Logic đó đã ủng hộ cho sự khăng khăng của Nga về việc tăng sản lượng nhiều hơn, và nếu Riyadh và Moscow lựa chọn không tăng khiêm tốn (như kịch bản số 1), họ có khả năng nghiêng về phía sản lượng cao hơn thay vì mức thấp hơn.

Điều đó có nghĩa là khả năng tăng 1 triệu thùng/ngày trở lên. Các chi tiết vẫn cần phải được xem xét nhưng Saudi Arabia được cho là đang cân nhắc giai đoạn hai bước, điều này sẽ giúp giảm bớt tác động đối với thị trường dầu mỏ. Trong thực tế, điều đó có thể có nghĩa là tăng 500.000 thùng/ngày ngay lập tức, cộng thêm 500.000 thùng/ngày nữa trong quý IV. Một kế hoạch như vậy có thể đòi hỏi một cuộc họp bất thường vào tháng Chín, Bloomberg đưa tin.

Kịch bản này có khả năng sẽ có một tác động làm cho giá có chiều hướng đi xuống trên thị trường, đặc biệt là nếu hai nhà sản xuất đồng ý với mức lớn hơn 1 triệu thùng/ ngày. Tuy nhiên, đúng là có những cạm bẫy cho chiến lược này. Việc bổ sung thêm hơn 1 triệu thùng/ ngày vào thị trường dầu có thể khiến cho giá giảm trong một thời gian, nhưng nó sẽ cắt giảm công suất dự phòng xuống mức thấp lịch sử. Do nguồn cung mới bị rút ra trong năm tới hay khoảng thời gian ấy nên công suất dự phòng thấp sẽ làm tăng thêm rủi ro cho thị trường. Tuy nhiên, từ Saudi Arabia và quan điểm của Nga, đó là một vấn đề cho một ngày mới.

Kịch bản số 3: Ả Rập Xê Út và Nga không thể thống nhất ý kiến, đơn phương chỉ tăng khiêm tốn

Phần lớn OPEC không màng đến cách sắp xếp này và phản đối bất cứ sự gia tăng sản xuất nào, phần lớn là do rất nhiều quốc gia không có khả năng tăng cường sản lượng trong một thời gian ngắn. Sản lượng của Venezuela đã ở trong vòng xoáy suy thoái trong sáu tháng qua. Iran, dưới sự trừng phạt của Mỹ, có thể chật vật để giữ cho xuất khẩu không giảm. Angola và Mexico có các mỏ dầu đang trong tình trạng suy kiệt. Ngoài Nga và Ả rập Xê út, có lẽ chỉ có Kuwait, UAE và Iraq mới có khả năng tăng thêm sản lượng đáng kể, và Iraq đã lên tiếng phản đối sản lượng cao hơn.

Ít nhất thì đây là những yếu tố cho một cuộc họp có vấn đề và gây tranh cãi, để nói rằng ít nhất. OPEC hoạt động trên sự đồng thuận và hạn mức sản xuất luôn phụ thuộc vào sự tuân thủ tự nguyện. Nếu họ không đồng ý, vì dường như hoàn toàn chính đáng, thì kết quả cuối cùng có thể là sự thỏa thuận không chính thức bởi các nhà sản xuất lớn nhất của nhóm, bao gồm Saudi Arabia và một số nước vùng Vịnh, cùng với thành viên ngoài OPEC- Nga, để tăng sản lượng. Riyadh không cần sự cho phép của các thành viên còn lại trong nhóm để tăng sản lượng, nhưng Ảrập Xêút đề cao sự đoàn kết của OPEC.

Nếu không có một thỏa thuận chính thức, Saudi Arabia có thể nhún nhường một chút, để không chọc giận quá nhiều những thành viên còn lại của OPEC. Và bởi vì Saudi đại diện cho phần lớn nhất của công suất có thể được mở hoặc tắt, một cách tiếp cận hạn chế hơn sẽ chuyển thành lợi nhuận sản xuất khiêm tốn hơn nói chung.

Có một mức độ không chắc chắn lớn về việc chuyện này diễn ra thế nào, nhưng nếu sản lượng chung chỉ tăng 500.000 thùng/ngày hoặc ít hơn, chẳng hạn, thì nó sẽ đại diện cho một kết quả rất khả quan. Bởi vì thị trường dầu đang định giá với khối lượng cao hơn, nên giá có thể tăng lên nếu kết quả chỉ là một sự gia tăng khiêm tốn. Đúng là như thế, dựa trên các tín hiệu gần đây hơn từ Riyadh, thể hiện sự sẵn sàng để đi lên cao hơn, kịch bản này dường như ít có khả năng nhất.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 13/7 lao dốc mạnh, trượt sâu dưới mức 100 USD/thùng

Áp lực kép được tạo bởi đồng USD mạnh và lo ngại suy thoái kinh tế ngày một lớn khiến giá dầu hôm nay đồng loạt giảm mạnh, trong đó dầu Brent đã trượt về mức 98 USD/thùng.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 11/7/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn New Y..

Khoảng thời gian khóa khăn trước mắt cho dầu thô

Thị trường dầu thô đang bước vào giai đoạn tập trung. Giá tiếp tục dao động quanh mức 80 đô la một thùng, trong bối cảnh giá có thể tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên, lo ngại về thị trường dầu vẫn tồn tạ..

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 30/4/2018

Giá dầu thế giới tiếp tục giảm trong sáng nay (30/4/2018 – giờ Việt Nam) sau thông tin lượng giàn khoan dầu tại Mỹ tăng, tuy nhiên đà giảm là khá nhẹ do lo ngại Mỹ có thể tái

Giá xăng dầu hôm nay 9.5.2022: Tiếp đà giảm

Các hợp đồng dầu thô thế giới đồng loạt giảm, mất gần 1 USD/thùng trong phiên đầu tuần sáng nay.
Lúc 7 giờ 30 sáng 9.5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ mất 67 cent, giao dịch ở ngưỡng 109,1 USD/thùng, dầu Brent chuẩn..