Ba kịch bản kết quả có thể từ cuộc họp OPEC cuối tuần này

Trước cuộc họp OPEC hôm thứ Sáu, trong đó nhóm sản xuất dầu và Nga sẽ có khả năng tăng sản lượng lần đầu tiên trong 2 năm, nhiều con số khác nhau đang được tung ra, trong phạm vi từ 0 – đến lượng dầu bổ sung mà Iran và Venezuela muốn sản xuất – và 1,5 triệu thùng/ngày, mục tiêu tăng sản lượng của Nga trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, việc không có gia tăng sản xuất là không thể, đặc biệt là với áp lực Trump đang gây sức ép những người bạn mới tốt nhất của mình, Saudi Arabia, và mức cao nhất của phạm vi tăng sản xuất, tương đương 1,5 triệu thùng/ngày cũng rất khó có thể theo nhà phân tích Amrita Sen của Energy Aspect cho biết trong cuộc phỏng vấn trên Truyền hình Bloomberg từ Vienna. Dự đoán cho rằng phiên họp tại Vienna vào thứ Sáu sẽ là “một trong những cuộc họp mang tính chính trị nhất mà chúng ta đã thấy trong nhiều năm, nếu không phải là hàng thập kỷ.”

Bà Sen cũng nói rằng đề xuất của Nga về tăng sản lượng lên 1,5 triệu thùng/ngày là “không có cơ hội thành công”, “thậm chí không được thảo luận” vì giá dầu thô sẽ giảm mạnh – nếu OPEC đồng ý tăng sản lượng hơn 600.000 thùng/ngày.

Kết quả là nhà phân tích ở London này – người đang giả định sản lượng tăng 500.000 thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm từ các nhà sản xuất Ả-rập vùng Vịnh và Nga, thậm chí trước khi hội nghị thượng đỉnh OPEC tuần này diễn ra – dự báo rằng các nhà sản xuất có thể sẽ tăng thêm 300 nghìn đến 600 nghìn thùng một ngày do Saudi, Nga, Kuwait, UAE đều muốn tăng sản lượng.

Điều này đưa chúng ta đến ba kết quả có thể xảy ra từ cuộc họp hôm thứ Sáu theo hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie:

Lựa chọn có khả năng nhất để nhận được hỗ trợ rộng hơn, là nếu OPEC đồng ý tăng sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày, với Nga thêm bổ sung thêm 100.000 thùng/ngày trong nữa cuối năm, với tổng mức tăng là 600.000 thùng/ngày.

Lựa chọn thứ hai là OPEC giữ nguyên thỏa thuận cắt giảm sản lượng, dẫn đến kết quả kho dự trữ thu hẹp lại một ít trong quý 3, theo sau là mức tăng tồn kho trong quý 4, dẫn đến giá thấp hơn vào năm 2019 và cung vượt cầu cho cả năm.

Lựa chọn thứ ba cho thấy OPEC tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày và Nga thêm 300.000 thùng/ngày, qua đó tồn kho sẽ tăng trung bình 900.000 thùng/ngày trong 6 tháng cuối năm 2018 và 1,8 triệu thùng/ngày trong năm 2019 và có thể làm giá dầu giảm sâu trong ngắn hạn.

Lựa chọn có khả năng nhất, khoảng 600.000 cũng là những gì FT nói hôm qua rằng “một quan chức cao cấp OPEC gợi ý rằng Saudi Arabia đang nhắm mục tiêu tăng sản lượng chung từ 600.000 đến 800.000 thùng một ngày.” Phạm vi này tăng nhẹ so với đề xuất trước đó, cho rằng sản xuất gia tăng  300.000 đến 600.000 thùng một ngày.

Mục tiêu đề xuất này sẽ được chia sẻ theo một tỉ lệ giữa tất cả các thành viên của nhóm Opec có khả năng tăng sản lượng, vẫn chưa được thông qua nhưng đang hình thành cơ sở thảo luận với các nước khác. Trước đó, vương quốc Saudi  đã thông báo rằng họ đang tìm kiếm mức tăng từ 300.000 đến 600.000 thùng.

Tuy nhiên, theo báo cáo trước đó, Iran – tiếp tục phớt lờ thực tế của một thế giới mà nước này bị trừng phạt và điều này sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran lên 1 triệu thùng/ngày – đang chống lại quyết định do Saudi khởi xướng, vốn sẽ khiến giá dầu giảm, khiến hai đối thủ Trung Đông này tranh cãi dữ đội trước hội nghị thượng đỉnh thứ Sáu.

Bijan Zanganeh cho biết ông không tin thỏa thuận để cắt giảm sản xuất – lần đầu tiên được ký kết gần hai năm trước trong bối cảnh nguồn cung thừa toàn cầu – có thể đạt được tại cuộc họp của nhóm, khẳng định rằng nhóm này không phải là một “tổ chức của Mỹ.”

“Opec không phải là một tổ chức để nhận được chỉ thị từ Tổng thống Trump,” ông Zanganeh nói khi đến Vienna để đàm phán.

Hoặc có thể là vậy. Trong một báo cáo từ CNN, Zanganeh nói rằng các thành viên OPEC đang thảo luận về việc trở lại mức tuân thủ 100%, và nói thêm rằng Iran có thể đồng ý tăng nguồn cung mà không cần thỏa thuận mới. Cụ thể, Iran đang hình dung ra một thế giới trong đó không có sự “thực hiện quá mức cắt giảm” – phần lớn là kết quả của sự sụp đổ cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Venezuela, dẫn đến việc Caracas sản xuất ít hơn cả hạn ngạch cắt giảm sản lượng. – với những nhà phân tích ước tính nếu những thành viên đang cắt giảm quá mức cần thiết quay lại mức tuân thủ 100% (thay vì 100% như trường hợp chính quyền Maduro) nó sẽ bổ sung thêm một triệu thùng một ngày vào sản lượng.

Tất nhiên, cuối cùng, OPEC thực sự là một cái tên khác của Saudi Arabia, và bất cứ điều gì Riyadh muốn, Riyadh nhận được. Hôm thứ Tư, Bộ trưởng năng lượng Saudi, Khalid al-Falih, nói rằng trong khi họ vẫn đang tham vấn với các thành viên khác, nhiều quốc gia đã ủng hộ ý tưởng rằng “đến lúc để chúng tôi thay đổi chiến lược”.

“Thị trường cần nhiều dầu hơn trong nửa cuối năm. Con số chính xác, thời điểm, cách thức. . . chúng tôi có một vài ngày để thảo luận.

“Tôi tin rằng cuối cùng lẽ phải sẽ dành chiến thắng và chúng tôi sẽ làm điều đúng đắn.”

Tóm lại, OPEC rất có thể sẽ đồng ý tăng sản lượng khoảng 800.000 thùng/ngày, với việc Iran phản đối điều này nhưng cuối cùng cũng sẽ phải đồng ý, với nguy cơ đáng kể là con số cuối cùng có thể cao hơn 1 triệu thùng mỗi ngày.

Và trong trường hợp con số cuối cùng “cao hơn nhiều”, Saudi Aramco, nhà khổng lồ dầu mỏ mong muốn giá dầu 100 đô la trước khi IPO, nói rằng nhà sản xuất này có ít nhất 2 triệu thùng/ngày trong công suất sản xuất bổ sung nếu cần thiết.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Mỹ có thể sẽ thất bại trong việc cắt đứt hoàn toàn xuất khẩu dầu của Iran – nhưng đó có thể là tin tốt cho Trump

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH
Trump có thời gian đến ngày 2 tháng 5 để quyết định có nên ban hành miễn trừ mới cho tám chính phủ mà vào vào tháng 11 năm ngoái được p..

Sự sụp đổ thỏa thuận OPEC làm dấy lên cuộc chiến giá cả: “Dầu mỏ 20 đô la đang đến gần”

 
Các chuyên gia nói rằng giá dầu thô sẽ đámg kể khi các nhà sản xuất lớn của OPEC và ngoài OPEC chuẩn bị cho một cuộc chiến giá cả, trong một bước ngoặt bất ngờ từ nhữn..

Giá xăng dầu hôm nay 30/6: Phủ sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 30/6: WTI ngưỡng 109,37 USD/thùng, dầu Brent 115,16 USD/thùng.
Cập nhật giá xăng dầu đầu phiên sáng 30/6/2022 với những thông tin mới nhất.
Đà tăng của dầu thô chững lại trước một loạt các số liệu tiêu cực từ báo cáo của EI..

Giá dầu hôm nay 7/7 quay đầu giảm

 Giá dầu hôm nay 7/7 giảm xuống mức thấp nhất trong khoảng 12 tuần qua, khi giới đầu tư ngày càng lo ngại rằng nhu cầu năng lượng có thể chịu những tác động tiêu cực nếu xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ V..