Bất ổn kinh tế khiến thị trường dầu bị tê liệt

 

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed đã cắt giảm lãi suất một lần nữa trong tuần này.

Đây là lần hạ lãi suất thứ ba trong năm nay, đánh dấu sự thay đổi quan điểm sau khi nâng lãi suất liên tiếp trong vài năm trước. Ngân hàng trung ương đã buộc phải nới lỏng tiền tệ sau khi nền kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chậm lại, trở nên tồi tệ hơn bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc.

Tuy nhiên, bất chấp sự hăm dọa từ Tổng thống Trump, Chủ tịch Fed Jerome Powell chỉ ra rằng việc cắt giảm 25 điểm cơ bản mới nhất có lẽ sẽ lần cuối cùng trong năm nay, trừ khi mọi thứ trở nên tồi tệ hơn nữa. “Quan điểm hiện tại về chính sách lãi suất có thể sẽ vẫn phù hợp” nếu nền kinh tế tiếp tục với tốc độ tăng trưởng hiện tại, ông Powell nói.

Kết quả là một sự hỗn tạp cho cả cổ phiếu và cho dầu thô. Việc hạ lãi suất đã được dự đoán ​​rộng rãi trong một thời gian, vì vậy có rất ít sự hồi hộp chờ đợi trong thông báo này. Hiểu được ẩn ý, từ ngữ và giọng điệu từ Powell cho thấy rằng sẽ phải có nhiều biến động hơn mới thuyết phục được ngân hàng trung ương thực hiện bất kỳ cắt giảm bổ sung nào nữa.

Việc hạ lãi suất cũng đến vào thời điểm dữ liệu về nền kinh tế trở nên hỗn tạp hơn, được cho là tốt hơn một chút so với quỹ đạo tiêu cực rõ ràng hơn mà nền kinh tế dường như chỉ mới xuất hiện gần đây. Tăng trưởng GDP của Mỹ đã chậm lại trong quý ba xuống chỉ còn 1,9%, giảm đáng kể so với 2,9% một năm trước đó, nhưng cũng là một kết quả tốt hơn so với một số người từng lo ngại.

Nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng tốt, bất chấp sự thu hẹp sâu trong hoạt động đầu tư kinh doanh và sản xuất đang làm dấy lên một số nguyên nhân gây lo ngại. Một số thực sự chỉ ra sự thu hẹp trong hoạt động dầu khí là một trong những rắc rối rõ ràng.

Nhưng một đợt báo cáo thu nhập doanh nghiệp gần đây tốt hơn dự kiến, mặc dù lợi nhuận đã giảm so với một năm trước. Một số nhà kinh tế đang thở phào nhẹ nhõm, nói rằng kết quả này làm giảm đáng kể khả năng suy thoái.

Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn ở phía trước. Chi tiêu tiêu dùng dù mạnh, nhưng cũng đã bắt đầu chậm lại, mở rộng với tốc độ 2,9% trong quý ba, giảm từ 4,6% trong quý thứ hai. “Chúng ta vẫn ở trong một nền kinh tế đang mở rộng, nhưng là đang mở rộng với một tốc độ chậm hơn”, Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng của Hoa Kỳ tại Oxford Economics, nói với tờ Wall Street Journal.

Và với việc sản xuất thực sự thu hẹp, vẫn còn nhiều rủi ro cho nền kinh tế rộng hơn. “Nguy hiểm là các doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm không chỉ về chi tiêu vốn mà còn cả bảng lương, điều này sẽ lấy đi phần lớn sự tăng trưởng trong chi tiêu của người tiêu dùng”, Richard Moody, nhà kinh tế trưởng tại Regions Financial Corp., đã viết trong một ghi chú.

Câu hỏi quan trọng trong thời gian sắp tới là chuyện gì xảy ra với thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc. Chính quyền Trump đang tăng kỳ vọng về thỏa thuận thương mại một phần được công bố vào đầu tháng 10. Trump đã tweet hôm thứ Năm rằng thỏa thuận sẽ sớm được hoàn tất, ông và Tập Cận Bình sẽ đích thân ký thỏa thuận này.

Tuy nhiên, Bloomberg đưa tin rằng các quan chức Trung Quốc “đang đặt ra những nghi ngờ về việc đạt được thỏa thuận thương mại dài hạn toàn diện với Mỹ”, ngay cả khi họ đang tiến gần hơn đến “giai đoạn một” của Thỏa thuận. Các quan chức Trung Quốc cho biết với tư cách cá nhân rằng họ “sẽ không dự thảo về các vấn đề nhức nhối nhất”, theo Bloomberg. Họ lo ngại về khí chất thất thường của Trump, và ông có thể rút khỏi bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết.

Điều đó không nhất thiết làm ngăn cản giai đoạn đầu tiên của thỏa thuận, trong đó có thể bao gồm việc Trung Quốc mua nông sản của Mỹ để đổi lấy trì hoãn về thuế quan. Nhưng không rõ liệu một thỏa thuận khiêm tốn như vậy có thực sự thúc đẩy sự tăng trưởng toàn cầu, vốn bị cản trở bởi các rào cản thương mại. Thuế quan đối với hàng trăm tỷ đô la giá trị thương mại có lẽ vẫn còn tồn tại ngay cả khi giai đoạn thứ nhất đạt được.

Giá dầu giảm vào giữa tuần và giảm một lần nữa vào thứ Năm khi có tin OPEC tăng sản lượng trong tháng 10, điều này thực sự không quá ngạc nhiên bởi vì sự hoạt động trở lại của cơ sở Abqaiq sau khi gián doạn vào tháng 9.

Tuy nhiên, ngay cả các nhà phân tích dầu nói rằng thỏa thuận thương mại là một trong những biến số ngắn hạn quan trọng nhất cần theo dõi. “Chúng ta phải để mắt đến thỏa thuận thương mại”, ông Ashley Petersen, nhà phân tích thị trường dầu mỏ tại Stratas Advisors ở New York, nói với Bloomberg. “Đây sẽ là một vấn đề trong thời gian còn lại của năm vì vậy sẽ có nhiều biến động hơn giữa các tuần”.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu tiếp đà tăng sau khi Mỹ quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Giá dầu thô tăng nhẹ hôm thứ Năm khi thị trường tiếp tục đánh giá tác động của việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran.  
Ảnh minh họa.
Sau khi giảm về 70,56 USD/thùng trong phi

Cần giảm mạnh hơn nữa thuế nhập khẩu xăng

Việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu, tránh phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi (thuế MFN) với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20%..

Thỏa thuận của nhà sản xuất dầu mỏ có thể thiếu với những gì cần thiết

 
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry cho biết thỏa thuận giữa các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu để thúc đẩy sản lượng dầu thô đã đạt được trong tuần trước có thể là không đủ để cứu trợ..

Bản tin video tối ngày 14-01-11: Sự tăng trưởng mạnh của nhu cầu dầu vượt kỳ vọng IEA | Hoanghungpetro.com.vn

Theo Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Fatih Birol, người đã nói chuyện với truyền thông tại một cuộc họp trực tuyến trong tuần này, nhu cầu dầu toàn cầu đã được chứng minh là có khả năng phục hồi tốt hơn trước tác động của sự lan rộng của biến th..