Các hãng dầu lớn đang rút khỏi Iran vì lo ngại lệnh trừng phạt


Sự đe doạ các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến cho hãng dầu lớn của Nga Lukoil dừng kế hoạch phát triển các dự án ở Iran trong khi công ty Ấn Độ sở hữu các kế hoạch khu phức hợp lọc dầu lớn nhất thế giới sẽ ngừng mua dầu từ Iran.

Cả hai sự việc này đều cho thấy sự khó khăn mà các chính phủ như Nga, Pháp và Ấn Độ phải đối mặt, những nước này đã tuyên bố rằng họ sẽ duy trì quan hệ kinh doanh với Tehran bất chấp quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt.

Mỹ đã công bố đầu tháng này rằng sẽ từ bỏ thỏa thuận năm 2015 và đến tháng 11 sẽ phục hồi lại các biện pháp trừng phạt gay gắt và sâu rộng của Mỹ, vốn đã được dỡ bỏ theo thỏa thuận để đổi lấy sự hạn chế trong hoạt động hạt nhân của Iran.

Một quan chức Lukoil nói với các nhà đầu tư trong một cuộc gọi hội nghị vào ngày 30 tháng Năm rằng “xem xét những diễn biến mới nhất, tôi đoán, còn quá sớm để nói những gì kế hoạch của chúng tôi về Iran sẽ ra sao. Tại thời điểm này, về cơ bản, chúng tôi đang hoãn tất cả mọi thứ.”

Quan điểm thận trọng của Lukoil đến sau khi có thông báo của tập đoàn năng lượng Pháp Total hồi đầu tháng này rằng họ sẽ từ bỏ một dự án khí đốt lớn ở Iran trừ khi được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt của Mỹ.

Nga và Pháp  đã tuyên bố sẽ duy trì thỏa thuận và đã làm việc với Tehran để tìm cách giúp doanh nghiệp của họ tránh bị trừng phạt của Mỹ.

Nhưng con đường họ đang cố gắng để mở cửa cho các doanh nghiệp chưa được đánh giá đủ an toàn bởi một số lượng lớn các tập đoàn đang phải đối mặt với khả năng bị phạt hàng tỷ đô la từ Mỹ một khi các lệnh trừng phạt được áp đặt lại.

Total của Pháp viện lý do sự phụ thuộc nặng nề của mình vào thị trường Mỹ để vay nợ để nói rằng nó có khả năng rút khỏi Iran. Và Lukoil cho biết sau các đợt trừng phạt trước đây của Mỹ rằng các biện pháp trừng phạt đã làm giảm nghiêm trọng sự tiếp cận tài chính toàn cầu của Lukoil và các tập đoàn khác của Nga.

Lukoil, một trong số ít các công ty năng lượng lớn của Nga còn ở lại mà không nằm dưới quyền sở hữu hoặc kiểm soát bởi chính phủ, trước đó đã bị buộc phải rút khỏi một dự án dầu mỏ của Iran vào năm 2011 khi Mỹ và Liên minh châu Âu tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với Iran.

Chính phủ Ấn Độ không phải là người ký kết thỏa thuận hạt nhân, nhưng New Delhi đã công bố trong tuần trước rằng họ sẽ không tôn trọng các lệnh cấm vận của Mỹ và sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu của Iran và tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác với Iran.

Tuy nhiên, Reuters đưa tin vào ngày 30 tháng 5 rằng hãng Reliance Industries của Ấn Độ, công ty sở hữu tổ hợp lọc dầu lớn nhất thế giới ở bang Gujarat, đã có liên quan đáng kể với hệ thống tài chính của Mỹ và thận trọng với các lệnh cấm vận của Mỹ.

Theo Reuters, các quan chức Reliance đã thông báo với Công ty dầu quốc gia Iran rằng công ty sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Tehran vào tháng 10 hoặc tháng 11.

Reuters cho biết một số công ty bảo hiểm đã yêu cầu Reliance chấm dứt việc làm ăn với Iran trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực vào tháng 11.

Với các công ty bảo hiểm toàn cầu lên tiếng lo ngại về nguy cơ tiếp tục hợp tác kinh doanh với Iran, Maersk và một số hãng tàu khác trên toàn cầu cho biết họ sẽ không thực hiện đặt chỗ mới cho các chuyến tàu chở dầu từ Iran.

Việc Lukoil có thể rút khỏi Iran, cho thấy việc phát triển hai mỏ dầu Mansouri và Abteymour rộng lớn của Iran ở Ahvaz, sẽ là một cú đánh vào ngành công nghiệp dầu lửa của Iran, vốn đã hồi sinh sau khi dỡ bỏ lệnh trừng phạt theo thỏa thuận hạt nhân.

Các công ty năng lượng Nga là một trong những nhà đầu tư nước ngoài tích cực nhất trong ngành công nghiệp dầu khí của Iran kể từ khi hầu hết các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã được dỡ bỏ vào đầu năm 2016.

Nhưng các quan chức Iran cho biết nỗi sợ lớn nhất của họ là khả năng mất các khách hàng lớn trong ngành dầu của Iran. Họ đã nói rằng, miễn là Iran có thể tiếp tục bán dầu của mình trên toàn thế giới, thì Tehran sẽ tôn trọng thỏa thuận hạt nhân.

Xuất khẩu dầu thô Iran đạt mức cao kỷ lục 2,6 triệu thùng/ngày trong tháng 4, trước khi có thông báo rút lui của Mỹ. Nhưng sau đó đã giảm nhẹ 100.000 thùng/ngày trong tháng 5 trong một dấu hiệu cho thấy mối đe dọa các biện pháp trừng phạt của Mỹ có thể cản trở người mua, công ty theo dõi tàu chở dầu Petro-Logistics cho biết vào ngày 30 tháng 5.

Phần lớn dầu thô xuất khẩu của Iran, ít nhất 1,8 triệu thùng/ngày, là đi sang Ấn Độ, Trung Quốc và các nước châu Á khác.

Nhưng Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết vào ngày 30 tháng 5 rằng Tehran đã neo hy vọng của mình vào các quốc gia châu Âu dựa trên cam kết của họ sẽ giữ cho thỏa thuận hạt nhân và quan hệ kinh doanh Iran tiếp tục.

“Châu Âu chỉ mua một phần ba dầu của Iran, nhưng một thỏa thuận với châu Âu là quan trọng để đảm bảo doanh thu của chúng tôi và có được bảo hiểm cho các tàu chở dầu thô”, Zanganehe nói trên truyền hình nhà nước. “Những người mua khác cũng sẽ được truyền cảm hứng bởi điều này”.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng phi mã trong thời gian tới?

Theo chuyên gia kinh tế VinaCapital, nếu giá dầu thế giới tiếp tục tăng thì khả năng giá xăng Việt Nam tăng thêm 30% trong vài tháng tiếp theo. Như vậy, với giá xăng hiện tại là 29.820 đồng/lít thì giá xăng Việt Nam có thể áp sát mốc 40.000 đồng/lít…

Giá xăng dầu hôm nay (13-6): Dầu thế giới giảm, xăng trong nước tăng?

Nguồn cầu giảm từ Trung Quốc do tác động của Covid-19 tiếp tục đẩy giá dầu giảm tốc, với giá dầu thô Brent trượt khỏi mốc 122 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Giá dầu tuần trước liên tục trượt dốc vào các phiên giao dịch cuối cùng của tuần..

Giá cao su kỳ hạn tại Tokyo ngày 23/5 tăng ngày thứ 3 liên tiếp

 
Giá cao su kỳ hạn TOCOM, hợp đồng benchmark ngày 23/5 tăng phiên thứ 3 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần 1 tuần đạt được phiên trước đó, được hậu thuẫn bởi giá dầu tăng cao.
Giá ..

Thỏa thuận OPEC có thể thúc đẩy giá dầu tăng 45 USD/thùng vào cuối năm

Thỏa thuận OPEC sẽ không thúc đẩy giá dầu tăng mạnh ngay lập tức, nhưng nếu cộng đồng quốc tế làm tốt việc ngăn chặn sự bùng phát của đại dịch Covid-19, giá dầu có thể tăng từ 40 – 45 USD/th