Nguy cơ địa chính trị đã giúp đẩy giá dầu lên 70 USD/thùng, nhưng khả năng gián đoạn nguồn cung tăng lên từ các vấn đề chính trị hoặc an ninh trên thế giới vẫn chưa được đánh giá cao hoàn toàn. Quan sát kỹ lưỡng các nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới – bên ngoài nước Mỹ – cho thấy rủi ro về địa chính trị đang gia tăng và tiềm năng cắt giảm cung cấp nghiêm trọng nếu các khu vực này bùng phát. Sự sụp đổ của Venezuela là ví dụ rõ ràng nhất và đã được định giá vào các thị trường dầu mỏ, nhưng các mối nguy về chính trị đang gia tăng ở nhiều quốc gia OPEC, ngay cả với lãnh đạo thực tế của nhóm này, Saudi Arabia. Mức độ rủi ro địa chính trị hoàn toàn, dù là ở Trung Đông, Nam Mỹ hay Bắc Triều Tiên, có thể đang không được tính đến trong giá dầu hiện nay. Điều này cho thấy xu hướng tăng giá trên thị trường vốn đã bị thắt chặt lại trong vòng 15 tháng qua theo thỏa thuận cắt giảm 1,8 triệu thùng mỗi ngày của OPEC đang kéo dài đến cuối năm.
Không bao giờ là một việc dễ dàng ở Trung Đông, nhưng gần đây, mọi thứ đang trông nguy hiểm hơn bình thường. Vào cuối tháng 3, Saudi Arabia đã bị tấn công bởi một loạt tên lửa do phiến quân Houthi bắn đi từ Yemen. Mặc dù Saudi Arabia bắn hạ tên lửa, cuộc tấn công đã gây ra thương vong đầu tiên trong vương quốc này kể từ cuộc chiến kéo dài ba năm với Houthi ở Yemen, mà Riyadh tuyên bố rằng nhóm này đã được đối thủ Shiite Iran hỗ trợ. Các thị trường dầu mỏ đã bỏ qua tin này, nhưng nếu các cuộc tấn công trong tương lai nhắm tới các cơ sở dầu của Saudi Aramco hoặc các tỉnh phía đông, vùng sản xuất dầu chính trong nước, phản ứng sẽ không trầm lắng như vậy. Trên thực tế, cuộc chiến kéo dài cho quyền bá chủ khu vực của Saudi Arabia đáng được chú ý đặc biệt trong những ngày này, với hai cuộc chiến proxy tại Syria và Iraq, ngoài Yemen. Sự căng thẳng cao đến mức khiến cho các chuyên gia về chính sách đối ngoại đang bắt đầu nghiêm túc đặt ra câu hỏi về một cuộc chiến tranh giữa Saudi-Iran và một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã bắt đầu trong khu vực này hay không.
Iran cũng có những vấn đề của mình. Với Tổng thống Mỹ Donald Trump thêm nhiều chính trị gia diều hâu vào đội an ninh quốc gia của ông, có vẻ như vào tháng 5 ông sẽ rút Mỹ ra khỏi thảo thuận hạt nhân với Tehran. Washington có thể sẽ tìm cách tìm kiếm các đồng minh ở châu Âu và châu Á để áp đặt các lệnh trừng phạt mạnh mẽ đối với xuất khẩu dầu của Iran đã tồn tại trước khi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 diễn ra, làm ảnh hưởng ngắn hạn trong thị trường dầu mỏ. Tuy nhiên, Iran đã có những kế hoạch hậu cấm vận cho ngành dầu mỏ của mình, điều khó có thể nhận ra nếu chính quyền diều hâu Trump củng cố các biện pháp trừng phạt đơn phương của Mỹ đến mức tối đa. Iran đang tìm cách tăng công suất sản xuất dầu từ khoảng 3,8 triệu thùng/ngày lên 4,7 triệu thùng/ngày vào năm 2021, một nỗ lực sẽ đòi hỏi khoảng 130 tỷ USD đầu tư vào thượng nguồn. Nước này đang nỗ lực tìm kiếm công nghệ và đầu tư của phương Tây để đạt được mục tiêu, nhưng cho đến nay, chỉ có duy nhất một doanh nghiệp phương Tây, Total của Pháp, đã ký một hợp đồng phát triển với Tehran, vì các lo ngại trừng phạt đang lan rộng khắp các hội đồng quản trị của Big Oil.
Một năm trước, các nhà kinh doanh dầu lo ngại rằng sản lượng tăng ở Libya sẽ giúp bù lại một số tác động của thỏa thuận OPEC do quốc gia Bắc Phi đã được miễn trừ khỏi thỏa thuận vì các vấn đề an ninh. Tình trạng này biến Libya một nhân tố không lường trước được trong nhóm. Tháng 1, OPEC đã yêu cầu Tripoli không được phép sản xuất vượt quá 1 triệu thùng/ngày. Tuy nhiên, có rất ít người lo lắng về khả năng sản xuất của Libya trong những ngày này, và trên thực tế, sản lượng của nước này có vẻ sẽ giảm trong tương lai do những năm tháng thiếu hụt đầu tư, các vấn đề về cơ sở hạ tầng, và các cuộc xung đột dân sự tiếp tục diễn ra. Các mỏ dầu lớn nhất của nước này tiếp tục bị ngừng hoạt động lâu dài do các cuộc biểu tình, đình công và lực lượng dân quân chặn các cơ sở thiết yếu.
Bên ngoài OPEC, vấn đề Bắc Triều Tiên vẫn đang hoành hành. Hành động quân sự ở Triều Tiên có thể ngăn chặn nguồn cung nhập khẩu dầu thô vào Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, chiếm 34% tổng lượng dầu mỏ trên thế giới, theo lời hãng tư vấn Wood Mackenzie, chuyên gia này cho rằng thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh của một cuộc xung đột khu vực.
Trong khi đó, quan hệ của Nga với phương Tây tiếp tục xấu đi. Cuộc bầu cử gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin – cho phép ông tiếp tục điều hành đất nước thêm nhiệm kỳ sáu năm thứ tư – có nghĩa là các biện pháp trừng phạt gây áp lực lên Moscow có vẻ như sẽ không sớm được nới lỏng. Kremlin tỏ ra dũng cảm, nhưng các biện pháp chế tài năng lượng đang gây tổn thương. Trung tâm Năng lượng Skolkovo thuộc Trường Quản lý Moscow cho biết các biện pháp chế tài hiện tại sẽ làm giảm sản lượng dầu của Nga xuống còn 10,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 và 9,6 triệu thùng/ngày vào năm 2030 từ mức 11 triệu thùng/ngày của năm 2017. Nếu các biện pháp trừng phạt được mở rộng, mức giảm là tồi tệ hơn – 10,1 triệu thùng/ngày vào năm 2025 và 8,53 triệu thùng/ngày vào năm 2030.
Đó là lý do tại sao ngành công nghiệp dầu mỏ của Mỹ không thể ngừng tăng tốc. Lĩnh vực này cần phải tránh được sự tự mãn và tiếp tục duy trì trên quỹ đạo phát triển nhanh chóng của mình. Biến động địa chính trị là cực kỳ nghiêm trọng, và viễn cảnh gián đoạn cung xuất hiện trên nhiều mặt trận. Mỷ cần phải sẵn sàng để lấp đầy bất kỳ khoảng trống mài, vừa để đảm bảo an ninh năng lượng của mình cũng như tận dụng cơ hội kinh tế hiện tại. Bởi vì tại thời điểm này, Mỹ có vẻ như là một trong số ít các nhà đầu tư dầu tin tưởng vào các rủi ro về địa chính trị.
Nguồn: xangdau.net
Trả lời