Các nhân tố địa chính trị khiến giá dầu lập lỷ lục

Chốt phiên giao dịch ngày 9/1, giá dầu thô đã leo lên mức cao nhất trong vòng 3 năm qua trong bối cảnh rủi ro địa chính trị và lòng tin vào sự tăng trưởng toàn cầu tiếp tục làm phấn chấn các thị trường. 

Một cơ sở lọc dầu tại Saint-Mery, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại New York, tại Sàn Giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu thô ngọt giao trong tháng 2 tăng 1,23 USD, hay 2%, lên tới 62,96 USS/thùng – mức cao nhất kể từ tháng 12/2014. Giá dầu thô Brent cũng khép lại ở mức cao nhất trong vòng 3 năm qua, tăng 1,04 USD, hay 1,5%, lên đến 68,82 USD/thùng.

Trong vài tuần gần đây thị trường đã phục hồi nhờ các nhà đầu tư đánh cược rằng thị trường sẽ ngày càng khan hiếm dầu, cộng thêm những số liệu cho thấy lượng dầu dự trữ của Mỹ giảm và những mối đe dọa đối với nguồn cung đến từ các nước sản xuất chủ chốt như Iran và Venezuela.

Hiện các nhà giao dịch và quan sát thị trường dầu đang chờ đợi xem liệu trong ngày 10/1 Tổng thống Donald Trump có gia hạn việc nới lỏng trừng phạt Iran, trong khuôn khổ thỏa thuân quốc tế năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này. Nếu Mỹ khôi phục các lệnh trừng phạt kinh tế, hoạt động xuất khẩu dầu của Iran có thể bị hạn chế.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ xăng và các nhiên liệu hóa lỏng khác của thế giới đã giảm trong năm 2017 – mức giảm đầu tiên kể từ năm 2013. Trong khi đó, các nhà giao dịch và phân tích tham gia một cuộc khảo sát của tờ Nhật báo Phố Wall dự đoán trong ngày 10/1, Chính phủ Mỹ sẽ thông báo số liệu cho thấy lượng dự trữ dầu tho của nước này giảm 2,5 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 5/1, đánh dấu tuần giảm thứ 8 liên tiếp nếu như những ước tính đó là chính xác.

Các nhà phân tích của Commerzbank cho biết trong bối cảnh lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm mạnh và các nước thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuân thủ nghiêm túc các quyết định giảm sản lượng, các nhà giao dịch tin rằng thị trường dầu sẽ ngày càng khan hiếm.

Ngoài ra, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu cũng được kỳ vọng sẽ làm tăng nhu cầu dầu. Standard Chartered dự đoán nhu cầu dầu sẽ tăng nhanh hơn so với mức tăng trưởng nguồn cung dầu đến từ các nước không thuộc OPEC trong cả năm 2018 và 2019, và điều này tiếp tục là động lực chính đẩy giá dầu lên.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng các nhà giao dịch đang hơi quá lạc quan, nhất là khi xét tới khả năng Mỹ sẽ tăng mạnh sản lượng.

Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự đoán sản lượng dầu thô của Mỹ sẽ đạt mức trung bình 10,3 triệu thùng/ngày trong năm 2018 và 10,8 triệu thùng/ngày trong năm 2019, phá vỡ mức kỷ lục trong lịch sử về sản lượng trung bình hàng năm.

Trong bản Triển vọng năng lượng ngắn hạn được công bố ngày 9/1, IEA dự đoán sản lượng của Mỹ sẽ vượt lên trên 11 triệu thùng/ngày vào tháng 11/2019.

Nguồn tin: baotintuc.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Lo ngại về nguồn cung tại Venezuela đẩy giá dầu tăng mạnh

Giá dầu mỏ quay đầu tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 8/6 khi nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung ở Iran và tình trạng suy giảm sản lượng ở Venezuela. 
Trong phiên giao dịch n

Bất cập trong quy trình gia hạn chứng nhận kinh doanh xăng dầu ở Cà Mau

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong tỉnh Cà Mau rất bức xúc trước những bất cập trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục gia hạn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, vì không nhận được nhận kết q..

Canada xem xét nới lỏng các mục tiêu phát thải của ngành công nghiệp dầu

Chính phủ liên bang Canada có thể cho ngành công nghiệp dầu mỏ thêm thời gian để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải được cho là sẽ đạt được vào năm 2030.
Trong một cuộc phỏng vấn với CBC, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu Canada Steven Guilbeault nói rằ..

Triển vọng nhu cầu gây nhiều lo lắng. Tình huống địa chính trị và cắt giảm sản xuất sẽ hỗ trợ giá dầu trong bao lâu?

 
Mặc dù tỷ lệ thực hiện giảm sản xuất của OPEC vẫn còn cao và các yếu tố địa chính trị vẫn chưa lắng xuống, tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với triển vọng nhu c..