Canada có thể mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng để trợ giúp châu Âu

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức, Canada có thể mở rộng cơ sở hạ tầng năng lượng để giúp đỡ châu Âu ngừng sự phụ thuộc vào khí đốt Nga trong trung hạn.

“Chúng tôi sẽ ở đó trong ngắn hạn với bất kỳ sự hỗ trợ nào có thể,” Thủ tướng Trudeau phát biểu, đề cập đến sự hỗ trợ có thể của Canada trong việc cung cấp năng lượng cho châu Âu.

Khi được hỏi về các cuộc thảo luận giữa Đức và Canada về các hợp đồng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể diễn ra, Thủ tướng Canada nói rằng “Cơ sở hạ tầng LNG giống như loại cơ sở hạ tầng sẽ cần thiết khi chúng ta chuyển đổi sang hydro”.

Canada “trong trung hạn sẽ mở rộng một số cơ sở hạ tầng, nhưng theo cách đạt được mục tiêu trung và dài hạn đó là đẩy nhanh quá trình chuyển đổi không chỉ thoát khỏi dầu mỏ và khí đốt của Nga, mà còn khỏi sự phụ thuộc toàn cầu của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch vì biến đổi khí hậu”, Thủ tướng Trudeau phát biểu.

Thủ tướng Canada cho biết thêm, việc Nga xâm lược Ukraine nêu bật tình trạng khẩn cấp không chỉ của việc đưa châu Âu thoát khỏi dầu khí của Nga mà còn giảm sự phụ thuộc nói chung vào nhiên liệu hóa thạch.

Trong ngắn hạn, Canada không thể thực sự giúp châu Âu về nguồn cung LNG vì nước này chưa có bất kỳ cơ sở xuất khẩu LNG nào đang hoạt động. Một số dự án đã được đề xuất, thảo luận và nâng cấp trong những năm gần đây, nhưng chưa có dự án nào đi vào giai đoạn hoạt động.

Về phần mình, châu Âu đang rất cần LNG, hoặc bất kỳ khí đốt nào không đến từ Nga, để thay thế càng nhiều nguồn cung cấp từ đường ống của Nga càng sớm càng tốt. Nhu cầu càng trở nên cấp thiết hơn trong những ngày gần đây sau khi Nga cắt giảm nguồn cung cho những nước tiêu thụ lớn ở châu Âu, bao gồm Đức và Ý. Tuần trước, Đức thậm chí đã khởi động giai đoạn hai của kế hoạch khẩn cấp khí đốt ba giai đoạn khi nước này chuẩn bị cho khả năng ngừng cung cấp hoàn toàn khí đốt từ Nga thông qua đường ống Nord Stream. Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Đức đã lên kế hoạch cho hai cơ sở nhập khẩu LNG, tại Brunsbuettel và Wilhelmshaven, nhằm đa dạng hóa nguồn cung từ Nga, vốn chiếm khoảng 40% lượng khí đốt tiêu thụ của Đức trước chiến tranh.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Những thời khắc cuối cùng cho hiệp ước OPEC

Những lo ngại của Nga về việc khoảng thời gian kéo dài cắt giảm sản lượng dầu mỏ với OPEC có thể phản ánh một sự chuyển đổi phép tính cho một nền kinh tế đang ngày càng khập khiễn bằng cá..

Tỷ giá USD hôm nay (29/11) tăng, giá vàng giảm trước khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 12

Tỷ giá USD hôm nay (29/11) tăng so với yen Nhật trong phiên giao dịch sớm trên thị trường châu Á. Giá vàng giảm trước khả năng Fed tăng lãi suất trong tháng 12. Trong khi đó, gi..

ExxonMobil: ‘Vua’ dầu mỏ khó giữ ngai vàng?

Hoạt động tại 6 lục địa với giá trị thị trường đạt hơn 390 tỷ USD, hiện ExxonMobil đang nắm giữ danh hiệu nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới và nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất nước Mỹ. 
Hoạt ..

Muốn “giữ giá”, OPEC vẫn e dè khi tăng sản lượng khai thác dầu mỏ

Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và Nga nhất trí chỉ tăng nhẹ sản lượng khai thác dầu mỏ. 
Các nước OPEC đã đưa ra quyết định nâng sản lượng dầu (Ảnh: Công nhân dầu kh