Canada vẫn nhìn thấy tương lai là nước xuất khẩu dầu mỏ bất chấp tham vọng về khí hậu

Canada là một trong những nước có cam kết về khí hậu tham vọng nhất trên thế giới. Đây cũng là nhà sản xuất dầu lớn thứ tư thế giới, với doanh thu từ dầu mỏ chiếm 5% GDP. Đó không phải là một tình huống dễ dàng, nhưng rõ ràng, đây cũng không phải là một tình huống bất khả thi. Canada đã cam kết cắt giảm lượng khí thải từ 40% đến 45% so với mức của năm 2005 vào năm 2030. Nước này vẫn chưa vạch ra kế hoạch chi tiết về cách đạt được điều đó, nhưng chính phủ Thủ tướng Trudeau đã đưa ra cam kết này.

Trong khi đó, sản lượng dầu được dự báo sẽ tăng tới 18% vào năm đó, tờ Financial Times đưa tin gần đây, dẫn lời cơ quan quản lý năng lượng của Canada. Sản lượng sẽ lên tới tổng cộng gần 4 triệu thùng dầu thô mỗi ngày. Tuy nhiên, có vẻ như, theo Bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên nước này, cả hai không hoàn toàn tương thích.

Jonathan Wilkinson nói với tờ Financial Times tuần trước: “Để nhu cầu dầu tiếp tục tồn tại, Canada cần phải khai thác giá trị từ các nguồn tài nguyên của mình, giống như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh ở Biển Bắc và Na Uy”.

Đồng thời, Bộ trưởng nói thêm rằng chính phủ liên bang “sẽ rất tích cực trong việc giảm phát thải từ lĩnh vực này.”

Thủ tướng Justin Trudeau đã đưa ra một cam kết chính thức nhằm áp đặt giới hạn khí thải từ ngành công nghiệp dầu mỏ của Canada tại hội nghị thượng đỉnh COP26 vào tháng 11 năm ngoái. Ngành công nghiệp này không tỏ ra không hài lòng với cam kết đó, chủ yếu là vì các công ty lớn nhất trong lĩnh vực này đã đưa ra các cam kết liên quan đến khí thải của riêng họ trong một động thái phủ đầu.

Quả thật, giám đốc điều hành của một trong những hãng khai thác dầu hàng đầu của Canada, Cenovus, gần đây cho biết công ty vẫn ổn với giới hạn khí thải miễn là chính phủ nhận thấy điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều.

“Nó giống như Kế hoạch Marshall sau Thế chiến thứ hai”, Alex Pourbaix cho biết vào tháng 11, được tờ National Observer dẫn lời. “Đây là điều có thể làm được, nhưng có những hạn chế về thời gian thực hiện nhanh chóng và nó có tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người dân Canada với chi phí phải trả cho những việc này.”

Khai thác cát dầu là hình thức khai thác dầu thải ra nhiều khí thải nhất và ngành công nghiệp này đã trở thành tâm điểm của nhiều lời chỉ trích vì lượng khí thải carbon lớn, đặc biệt là khi nhu cầu dầu tăng mạnh bất chấp làn sóng đại dịch, dẫn đến rót nhiều tiền hơn để đầu tư vào cả hoạt động khai thác và cắt giảm phát thải.

Các khoản đầu tư nhằm cắt giảm phát thải cũng sẽ cần phải tăng lên. Kế hoạch giới hạn khí thải của chính phủ liên bang đối với ngành dầu khí bao gồm việc giảm lượng khí thải tối đa cho phép sau mỗi 5 năm. Trong cuộc phỏng vấn với tờ FT, Wilkinson phát tín hiệu rằng chính phủ thích cách tiếp cận hợp tác hơn, và nói rằng, “Chúng tôi tin rằng mình có thẩm quyền để áp đặt cả giới hạn và cam kết đối với việc cắt giảm 5 năm một lần”, nhưng cũng lưu ý rằng chính phủ “muốn hợp tác làm việc với các tỉnh của chúng ta.”

Cơ quan quản lý năng lượng của Canada vào tháng trước ước tính tổng sản lượng dầu trong nước có thể đạt đỉnh vào năm 2032, ở mức 5,8 triệu thùng dầu và khí ngưng tụ mỗi ngày. Mốc này sớm hơn bảy năm so với dự báo trước đó về sản lượng dầu đạt đỉnh của Canada. Tổng sản lượng dầu hiện tại là khoảng 5 triệu thùng/ngày, bao gồm dầu cát, dầu truyền thống và dầu ngưng tụ. Chỉ riêng sản lượng cát dầu đã đạt được khoảng 3,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021.

Với việc đưa vào đường ống mới, sản lượng sẽ tăng hơn nữa. Cenovus và Suncor đều kỳ vọng sản lượng năm nay sẽ tăng từ 4 đến 5%, tương ứng lên 800.000 thùng/ngày và 770.000 thùng/ngày. Và với nhu cầu vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì ở mức cao, con số này sẽ còn tăng cao hơn nữa trong vài năm tới.

Theo Cơ quan Quản lý Năng lượng Canada, một lý do khác giải thích cho tương lai khá tươi sáng của cát dầu ở Canada là bản chất của chúng. “Do tính chất độc đáo của cát dầu, một khi chúng được khai thác, thì sẽ có tuổi thọ rất cao và chi phí vận hành khá thấp”, nhà kinh tế trưởng Darren Christie của CER, được CBC dẫn lời vào tháng 12.

Thật khó để cưỡng lại sức hấp dẫn của dầu thô giá rẻ, phần lớn trong số đó được xuất khẩu ra nước ngoài, mang lại lợi nhuận đáng kể. Và dựa trên lập trường của Wilkinson như đã bày tỏ với FT, Canada không có ý định cưỡng lại sự hấp dẫn này ngay cả khi lập trường của họ về khí thải ngày càng trở nên gay gắt.

Có lẽ Canada có thể làm được chuyện đó, vì sự kiên định về việc cắt giảm khí thải và duy trì lưu lượng dầu, trở thành một ví dụ điển hình cho các thực hành tốt. Tất nhiên, điều này sẽ chỉ xảy ra nếu ngành dầu khí và chính phủ thực sự hợp tác nhằm giảm lượng khí thải của hoạt động khai thác dầu và khí đốt theo các cam kết của chính phủ hoặc nếu chính phủ đặt ra các mục tiêu mà ngành này cho là thực tế hơn. Trong trường hợp nào cũng sẽ cần tới các thỏa hiệp.

Nguồn tin: xangdau.net  

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng giữ nguyên, dầu tăng mạnh từ chiều 22/8

Từ 15h chiều nay 22/8, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 giữ nguyên, còn dầu tăng mạnh khoảng 730-850 đồng mỗi lít.
Từ 15h chiều 22/8, Liên bộ Công thương – Tài chính điều hành giá theo chu kỳ.
Sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương – Tài chính, giá..

Bản tin video tối ngày 21-12-21: Lybia tuyên bố bất khả kháng xuất khẩu dầu | Hoanghungpetro.com.vn

Dầu tăng giá vào sáng thứ Ba trong phiên châu Á, mặc dù vẫn còn lo ngại về sự lây lan nhanh của biến thể Omicron trên toàn cầu. Nhiều quốc gia đang xem xét các biện pháp hạn chế mà có thể làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Theo đó, giá dầu Brent giao tháng..

OPEC có thể cắt giảm sâu hơn

Trong khi sản lượng sụt giảm ở Venezuela thu hút sự chú ý của thế giới dầu mỏ, các rắc rối vẫn đang lặng lẽ diễn ra ở một thành viên OPEC khác.
Angola, từng là nhà sản xuất dầu thô ..

Giá năng lượng trên thị trường thế giới ngày 28/5/2018

Giá dầu thế giới tiếp tục sụt giảm mạnh trong sáng nay (28/5/2018 – giờ Việt Nam) khi mà sản lượng của 3 nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới là Mỹ, Nga và Ảrập Xêút đều tăng, càng l