Châu Âu và dầu khí của Nga: Ai cần ai?

 Gazprom là ông khổng lồ trong ngành dầu khí Nga. Dù đã chuyển hướng sang châu Á và kỳ vọng rất nhiều vào Trung Quốc, nhưng châu Âu vẫn là thị trường mua vào 80% khí đốt của công ty dầu khí Nga này.
Gazprom là ông khổng lồ trong ngành dầu khí Nga. Dù đã chuyển hướng sang châu Á và kỳ vọng rất nhiều vào Trung Quốc, nhưng châu Âu vẫn là thị trường mua vào 80% khí đốt của công ty dầu khí Nga này, RFI đưa tin.
Gazprom phá kỷ lục, bán 180 tỷ mét khối khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2016. Nga cung cấp đến 1/3 nhu cầu của Lục Địa Già. Tổng giám đốc tập đoàn dầu khí số 1 này của Nga, Alexei Miller, một người thân cận với tổng thống Putin, không khỏi tự hào là “một đối tác không thể thiếu” của châu Âu trên bàn cờ năng lượng.
Miller cho rằng, đến năm 2025, mỗi năm châu Âu cần mua vào thêm 100 tỷ mét khối khí đốt và sẽ càng phải lệ thuộc thêm vào nhà cung cấp Nga.
Để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn đó, Gazprom có kế hoạch xây dựng thêm hai hệ thống đường ống dẫn khí đốt tại châu Âu: Bắc Hải Lưu 2 đến tận cửa ngõ của nước Đức và Turk Stream mà ở đó Thổ Nhĩ Kỳ là cổng vào châu Âu của tập đoàn Gazprom.
Có điều Liên Hiệp Châu Âu không mấy thiết tha với những lời chào mời của công ty dầu khí Nga. Les Echos giải thích: hai đường ống dẫn khí đốt đó như hai cái càng cua, để đưa khí đốt của Gazprom vào châu Âu, một qua ngả phía Bắc, một ở phía Nam mà không phải qua ngả Ukraine.
Nhưng liệu tính toán này có lợi hay không cho châu Âu?
Có hai lập trường trái ngược nhau: một số nhà quan sát cho rằng Brussels nên duy trì cửa ngõ Ukraine để viện cớ kinh tế, gián tiếp gây áp lực chính trị với Moscow. Số khác lại quan niệm, tránh được điểm nhậy cảm là Ukraine trên bàn cờ năng lượng sẽ cho phép Liên Hiệp Châu Âu và Nga giải tỏa bớt một mối căng thẳng, bởi trong mọi trường hợp, đôi bên vẫn cần đến nhau.
Tác giả bài báo không chủ quan như vậy khi cho rằng Gazprom không hẳn trong thế thượng phong. Dù đã xoay sang châu Á, coi Trung Quốc như một đối tác quan trọng nhất nhì, nhưng đến nay, châu Âu vẫn là nơi mua vào 80% khí đốt của tập đoàn này. Trong khi đó trên thị trường nội địa, thị phần của Gazprom đang bị thu hẹp lại: 2016 là năm tổng giám đốc Alexei Miller phải đau đầu vì hai đối thủ đáng gờm là Novatek và Rosneft.
Les Echos không quên nhắc lại là hiện nay, châu Âu và Gazprom đang lao vào một cuộc đọ sức về mặt pháp lý. Brussels đòi tập đoàn dầu khí của Nga bồi thường rất nhiều vì đã ỷ thế độc quyền, áp đặt giá “trên trời” với 8 thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu.

Nguồn tin: bizlive.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các ngân hàng tăng khả năng OPEC sẽ chấm dứt thỏa thuận giảm cung khi dầu chạm mức 70

Khi dầu tăng lên mức cao nhất trong ba năm gần 70 USD/thùng, có quan điểm cho rằng OPEC và các đối tác của nhóm sẽ chấm dứt cắt giảm nguồn cung sớm cũng lan rộng ra.
Citigroup Inc., Societe Generale SA..

Giá dầu hôm nay 5/1/2022: OPEC tăng sản lượng, giá dầu vẫn phi mã, dầu Brent lên mức 80 USD

Giá dầu hôm nay bất ngờ quay đầu tăng mạnh khi mức tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày của OPEC trong tháng 2/2022 được cho là không đủ so với đà phục hồi nhu cầu dầu toàn cầu.
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 5/1/2022, theo giờ Việt Nam, trên sàn Ne..

Giá xăng dầu hôm 21/3: Liệu có giảm trong kỳ điều chỉnh mới

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 21/3. Cập nhật giá xăng dầu tại kỳ điều chỉnh mới nhất của Bộ Công Thương ngày 21/3
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 21/3
Các nước thành viên EU vẫn phải gấp rút tìm nguồn cung thay thế..

Iran cáo buộc Mỹ đang đẩy giá dầu lên

Tổng thống Trump đã thỏa hiệp với một số nhà sản xuất OPEC để giữ giá cao khi chúng hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ và tăng thuế liên bang. Đây là lời phát biểu của Bộ trưởng Năng lượng Iran Bija..