Chính sách thuế của Tổng thống Trump dẫn đến bán tháo trên thị trường dầu | Hoanghungpetro.com.vn

Tổng thống Trump đã đẩy những cú sốc vào thị trường tài chính hôm thứ Năm tuần trước khi cam kết sẽ áp thuế khắc khe cho việc nhập khẩu thép và nhôm vào tuần này.

Kế hoạch này yêu cầu mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu từ tất cả các nước, cộng với mức thuế 10% đối với nhôm. Thông báo này đã làm cho chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 400 điểm hôm thứ Năm, và sự sụt giảm tiếp tục diễn ra tới đầu phiên giao dịch thứ Sáu.

Thuế đối với thép nhập khẩu sẽ ảnh hưởng đến một loạt các ngành công nghiệp, từ hàng không đến sản xuất tự động, hóa chất, nước giải khát và nhiều thứ hơn nữa.

Những chi phí này sẽ ảnh hưởng đến Mỹ theo nhiều cách. Thứ nhất, rõ ràng là chi phí đầu vào thép và nhôm cao hơn vào một loạt các sản phẩm. Thứ hai, có thể sẽ có biện pháp trả đũa từ các quốc gia trên thế giới. Jean-Claude Juncker, chủ tịch Uỷ ban châu Âu, phát biểu: “Chúng tôi sẽ không ngồi yên trong khi ngành công nghiệp của chúng tôi bị ảnh hưởng bởi các biện pháp không công khiến hàng ngàn việc làm ở châu Âu gặp nguy cơ. Ông hứa “có các biện pháp đối phó với Hoa Kỳ để cân bằng tình hình.”

Canada, Trung Quốc và một danh sách dài các nước khác cũng đe dọa đáp trả. Một số nhà phân tích sợ rằng động thái này sẽ gây ra một cuộc chiến tranh thương mại và phá hỏng toàn bộ hệ thống thương mại tự do toàn cầu, và những lo ngại đó rõ ràng là đang đẩy thị trường vào tình trạng bán tháo toàn cầu hôm thứ Năm vừa qua.

Sự cường điệu trên thị trường tài chính đã kéo các cổ phiếu năng lượng cùng với mọi thứ khác đi xuống. Hợp đồng dầu kỳ hạn mất khoảng 5% trong tuần trước, giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần.

Riêng đối với dầu và khí đốt, động thái này cũng rất không được hoan nghênh. Ngành công nghiệp năng lượng không chỉ quan tâm đến những biến động trong ngắn hạn trên thị trường chứng khoán. Một loạt các nhóm thương mại công nghiệp đã lên án động thái này, cảnh báo rằng thuế quan sẽ “giết chết” công ăn việc làm và có khả năng hủy bỏ các dự án. Đơn cử như, Reuters đưa tin rằng một nguồn tin thân cận với các cuộc thảo luận của ExxonMobil cho biết, mức thuế này có thể ngăn ông lớn này mở thêm một nhà máy chưng cất thứ ba tại nhà máy lọc dầu Beaumont, TX của họ, vốn đang được xem xét.

Thuế thép và nhôm sẽ làm tăng chi phí tất cả các loại hình hoạt động trong ngành năng lượng, bao gồm việc xây dựng đường ống, nhà máy lọc dầu, cơ sở chế biến và giàn khoan đá phiến. Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ cho biết ngành công nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào thép chuyên dụng mà Mỹ không sản xuất được.

 “Câu hỏi thực sự đặt ra là liệu ngành thép của Mỹ có đủ khả năng cung cấp cho tất cả các dự án đường ống ở Mỹ hay không”, Libby Toudouze, quản lý danh mục đầu tư tại Cushing Asset Management cho biết, theo CNBC. “Vào năm 2017, 2018 chúng ta cần 300 dặm đường ống, và công suất tối đa của các công ty thép của Mỹ chỉ có thể tạo ra 100 dặm đường ống. Thật không hợp lý để chúng ta chặn lại 200 dặm đường ống vì Mỹ không có khả năng”, bà nói.

Đúng là như thế, không phải mọi người đều coi đây là một trường hợp khẩn cấp đối với ngành công nghiệp năng lượng. Theo Matt Sallee, giám đốc điều hành cao cấp tại Tortoise, nói với CNBC, phần lớn chi phí của một dự án đường ống đều đến từ chi phí nhân công. Và bất kỳ dự án nào đã được tiến hành thì cũng đã mua được thép cho dự án. Đúng là như vậy, trong các dự án tương lai, chi phí sẽ tăng lên do thuế của Trump. Tuy nhiên, các công ty đường ống chỉ sẽ phải tăng giá cước vận chuyển của họ, Sallee nói. “Đó là một bất lợi, nhưng không phải là một sự thay đổi lớn trong câu chuyện,” ông nói.

Tuy nhiên, đám mây đen của những tranh chấp thương mại đã trở thành một tuần khá tồi tệ đối với năng lượng. EIA báo cáo sự gia tăng trong cả tồn kho dầu thô và xăng trong tuần trước, và sự tăng lên của các sản phẩm tinh chế ngay cả khi công suất các nhà máy lọc dầu lại sụt giảm một lần nữa. Trong khi đó, sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục tăng.

Người đứng đầu mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã bày tỏ sự lạc quan về quỹ đạo của nền kinh tế Mỹ, dù là một điều tốt nhưng nó đã làm tăng quan ngại về việc tăng lãi suất. Nói cách khác, điều đó đã đẩy đôla lên và kéo giá dầu xuống.

Tất cả những yếu tố này đang cùng nhau kéo giá dầu thô đi xuống. Ric Spooner, nhà phân tích thị trường tại CMC Markets cho biết: “Thị trường không có bất cứ dấu hiệu rõ ràng nào cho thấy sự chuyển hướng của tâm trạng. Chúng ta đang bị chi phối bởi sự gia tăng hàng tồn kho của Mỹ và nhìn chung thị trường đã đi quá xa quá sớm”. Ông nói: “Sau đó, chúng ta có sự biến động trong đồng đô la Mỹ và hàm ý của tin tức thuế quan góp phần vào”.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

QNB dự đoán giá dầu trung bình khoảng 60 USD/thùng trong năm 2018

Ngân hàng Quốc gia Qatar (QNB) dự báo giá dầu trung bình khoảng 60 USD/thùng vào năm 2018. Trong phân tích hàng tuần, QNB cho biết, hôm 30/11, Tổ chức các nước xuất khẩu..

IEA: Cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung có thể làm kìm hãm tăng trưởng nhu cầu dầu

Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong Báo cáo thị trường dầu hôm thứ Sáu rằng OPEC đang gần đạt được sứ mệnh rút bớt dầu dự trữ trong kho xuống mức trung bình 5 năm, nhưng mâu thuẫn thương mại ..

Thỏa thuận cắt giảm đi được một nửa chặng đường nhưng châu Á vẫn tràn ngập dầu

Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC đã đi được một nửa chặng đường nhưng châu Á vẫn tràn ngập nhiên liệu cho thấy những nỗ lực của nhóm để hạn chế dư cung toàn cầu cho đến nay vẫn chưa có hiệu ..

Giá vàng, giá dầu thế giới đồng loạt đi xuống

Phiên giao dịch ngày 28/11 chứng kiến giá vàng thế giới đi xuống trong bối cảnh đồng USD mạnh lên sau khi ông Jerome Powell, người được đề cử giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay bà ..