Giá vàng, giá dầu thế giới đồng loạt đi xuống

Phiên giao dịch ngày 28/11 chứng kiến giá vàng thế giới đi xuống trong bối cảnh đồng USD mạnh lên sau khi ông Jerome Powell, người được đề cử giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thay bà Janet Yellen vào nhiệm kỳ tới, tại cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ cho biết Fed có thể sẽ nâng lãi suất vào tháng tới. 

Giá vàng thế giới đi xuống trong phiên giao dịch ngày 28/11. Ảnh: AFP/TTXVN

Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ, bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.

Phiên này trên thị trường New York (Mỹ), vào lúc 3 giờ 41 phút sáng ngày 29/11 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay để mất 0,1% xuống còn 1.292,7 USD/ounce.

Trong khi đó, giá vàng Mỹ giao kỳ hạn tháng 12/2017 tăng nhẹ thêm 0,04% lên khép phiên ở mức 1.294,9 USD/ounce.

Chỉ số USD – được coi là thước đo “sức khỏe” của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – phiên này thoát khỏi mức thấp nhất của hai tháng ghi nhận tại phiên 27/11.

Trên thị trường các kim loại quý khác, giá bạc phiên này giảm 1% xuống 16,85 USD/ounce, còn giá bạch kim lại tiến thêm 0,1% lên mức 948,2 USD/ounce.

Trong khi đó, giá palađi phiên này đã có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 2/2001 là 1.028,30 USD/ounce, giữa lúc giới đầu tư kỳ vọng rằng nhu cầu của ngành công nghiệp ô tô sẽ đi lên.

Trong phiên giao dịch ngày 28/11, giá dầu thế giới tiếp tục giảm do đồng USD mạnh lên khiến dầu mỏ – vốn được giao dịch bằng đồng tiền xanh – trở nên kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ các đồng tiền khác.

Tại thị trường New York, kết thúc phiên giao dịch ngày 28/11, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 1/2018 đã giảm 0,12 USD xuống còn 57,99 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn giảm 0,23 USD xuống 63,61 USD/thùng tại London.

Chỉ số USD, thước đo giá trị của đồng bạc xanh so với giỏ sáu đồng tiền chủ chốt khác, tăng 0,45% lên 93,318 vào cuối phiên giao dịch.

Trong khi đó, các nhà kinh doanh đang chờ đợi thông tin chi tiết về cuộc họp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 30/11.

Giá dầu đã tăng trong những tháng gần đây nhờ OPEC, Nga và các nước sản xuất dầu khác cắt giảm sản lượng. Tuy vậy, giá dầu tăng lại khuyến khích các nhà sản xuất dầu ở Mỹ tăng sản lượng “vàng đen”.

OPEC và các nước cùng tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng đã nhất trí gia hạn thỏa thuận này tới tháng 3/2018. Cuộc họp vào ngày 30/11 tới của OPEC dự kiến sẽ thảo luận về chính sách sản lượng và hầu hết các nhà phân tích dự báo các nước sẽ gia hạn thỏa thuận trên.

Nguồn tin: baotintuc.vn
 

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Gần 100% xăng dầu nhập khẩu Hàn Quốc: Nỗi lo độc quyền

Doanh nghiệp Việt nhập gần 100% lượng xăng từ Hàn Quốc sau khi thuế suất giảm còn 10%. Trong khi đó, lượng xăng nhập từ thị trường truyền thống ASEAN với thuế suất 20% lao dốc không phanh. Việc Hàn Quốc dần th

PVN lãi ròng 9.800 tỷ đồng, vượt 32% kế hoạch 5 tháng

 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã thực hiện 51% chỉ tiêu lợi nhuận năm và nộp ngân sách Nhà nước 40.800 tỷ đồng.
Trong tháng 5, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) ghi nhậ..

Tại sao Mỹ vẫn đang xuất khẩu nhiên liệu?

Khi giá xăng trung bình trên cả nước tại Mỹ chạm mức 5 USD/gallon, xuất khẩu nhiên liệu cao hơn ra khỏi nước này cũng làm giảm lượng nhiên liệu dự trữ trong nước, vốn đã ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Công suất lọc dầu giảm kể từ khi COVID bùng phá..

Ả-rập Xê-út giảm giá dầu cho người mua châu Á khi OPEC bổ sung nguồn cung

Ả-rập Xê-út giảm giá dầu cho người mua ở châu Á, báo hiệu rằng nguồn cung bổ sung từ OPEC và các đối tác của họ có thể nới lỏng thị trường trong bối cảnh sự lây lan nhanh  của coronavirus.
Saudi Aramco, công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã gi..