Chịu sức ép khả năng OPEC nâng sản lượng, giá dầu giảm hơn 1%

Các hợp đồng dầu thô tương lai giảm mạnh trong ngày 4/6 với dầu WTI đóng cửa ở mức đáy 2 tháng, chịu sức ép bởi dự đoán ngày càng tăng rằng Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sẽ quyết định kiềm chế cắt giảm sản lượng khi nhóm họp vào cuối tháng này. 

Trên sàn Nymex, giá dầu thô Mỹ WTI giao tháng 7 kết phiên giảm 80 xu Mỹ, tương ứng 1,2%, xuống 65,01 USD/thùng. Đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của giá dầu này và là mức đóng cửa thấp nhất kể từ 9/4, theo số liệu FactSet.

Tương tự, giá dầu Brent giao tháng 8 giảm 1,1 USD, tương ứng 1,4% về mức 75,69 USD/thùng tại thị trường London, đánh dấu mức thấp nhất kể từ 8/5.

Giá dầu giảm phiên thứ 3 liên tiếp.

Tyler Richey, đồng chủ bút của tờ Sevens Report, nhận định nguyên nhân khiến giá dầu giảm trong những phiên gần đây là do dự đoán nhiều khả năng OPEC và một số nước sản xuất dầu chủ chốt khác tăng sản lượng khai thác. “Yếu tố khiến dầu suy yếu gần đây là việc các thành viên trong và ngoài OPEC đề cập sửa đổi chính sách sản lượng hiện nay. Khả năng nâng giới hạn sản lượng hiện nay dường như tăng cao vào cuối tháng này, đáng chú ý nhất là Ả Rập Saudi và Nga”, ông Tyler Richey nói.

OPEC và 10 nước phi thành viên do Nga dẫn đầu, đã cắt giảm sản lượng dầu khoảng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ đầu năm 2017. Thỏa thuận này, dự kiến hết hạn vào cuối năm nay, đã giúp giá dầu tăng hơn 40% từ đầu năm ngoái. Phiên họp thường kỳ tiếp theo của OPEC dự kiến diễn ra ngày 22/6 tại Vienna (Áo).

“Chúng tôi có khoảng 18 ngày trước khi nhận được thông báo chính thức về kế hoạch sản lượng dầu của OPEC. Theo tôi, thị trường sẽ giao dịch thận trọng và chờ đợi quyết định từ tổ chức này”, Brian Larose, chuyên gia phân tích kỹ thuật tại ICAP-TA cho biết.

Tuy nhiên, giá dầu Brent đã giảm khoảng 5% kể từ cuối tháng 5 sau khi có thông tin Ả Rập Saudi và Nga đang thảo luận kế hoạch bơm thêm dầu trong bối cảnh nguồn cung có thể giảm tại Venezuela và Iran.

Giá dầu mỏ cuối tháng 4 vượt ngưỡng 80 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 11/2014, chủ yếu là do Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, mở đường cho việc tái áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Tehran.

Trong phiên này, giá dầu cũng chịu áp lực giảm sau khi số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy sản lượng dầu của nước này trong tháng 3/2018 tăng 2,1%, lên 10,474 triệu thùng/ngày. Con số này tăng 14,6% so với tháng 3/2017. Ngoài ra, số giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ tăng thêm 2 chiếc trong tuần trước lên tổng số 861, theo Baker Hughes./.

Nguồn tin: kinhtedothi.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Iran tìm cách xuất khẩu dầu mỏ bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ | Hoanghungpetro.com.vn

 Iran ngày 6/10 tuyên bố, sẽ thực hiện mọi biện pháp để có thể xuất khẩu dầu và không khuất phục trước những lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Nhà máy lọc dầu ở trên bờ thuộc dự án South..

Rosneft: Việc cắt giảm sản lượng dầu có thể không kéo dài

   Theo Reuters, Rosneft cho rằng, có những lý do khiến thỏa thuận cắt giảm nguồn cung toàn cầu sẽ không tiếp tục kéo dài. 
Hồi tháng 11, OPEC và 11 nước thành viê..

Hai quỹ đầu tư của Mỹ quyết tâm đầu tư vào ngành dầu mỏ Venezuela

Hai quỹ đầu tư của Hoa Kỳ đã thành lập một liên doanh để đầu tư vào ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela.
Hai quỹ, Gramercy Funds Management và Amos Global Energy, sẽ hợp tác với một bộ phận của Inelectra Group, một công ty có trụ sở tại Venezuela, ..

Nga và Ả Rập Xê-út phát tín hiệu OPEC đang phát triển mạnh mẽ

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga sau cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Sergey Lavrov và người đồng cấp Ả Rập Xê-út Faisal bin Farhan Al Saud, OPEC là một liên minh vững chắc, với mức độ hợp tác mạnh mẽ.
“Hai bên ghi nhận tác động ổn định mà mối quan ..