Công bố giá cơ sở xăng A95 trong tháng 4-2018

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 giảm 0,27% so với tháng 2; CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2018 tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước.

Ảnh minh họa

GDP quý I tăng cao nhất 10 năm qua

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số kinh tế vĩ mô quý I năm 2018. Theo đó, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I ước tính tăng 7,38% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I trong 10 năm gần đây.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,05%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,70%; khu vực dịch vụ tăng 6,70%,…

Bên cạnh đó, Tổng cục Thống kê cũng công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3. Cụ thể, CPI tháng 3 giảm 0,27% so với tháng 2-2018; tăng 0,97% so với tháng 12 năm trước; CPI bình quân 3 tháng đầu năm 2018 tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước.

Trước đó, ngày 27-3, tại cuộc họp Ban chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã chỉ ra nguyên nhân tăng CPI trong Quý I-2018 là do nhu cầu gia tăng tiêu dùng trong dịp Tết và lễ hội đầu năm, giá cả các mặt hàng thiết yếu thế giới tăng trở lại như nhiên liệu, chất đốt, sắt thép,… gây áp lực lên mặt bằng giá trong nước;

Cùng với đó, việc giá khám chữa bệnh không thẻ BHYT tăng 34,19% làm CPI tăng chung khoảng 1,32%, giá dịch vụ giáo dục tăng 7,38% làm CPI tăng 0,38%, giá điện sinh hoạt tăng 6,08%,…cũng là nguyên nhân tác động đến chỉ số CPI.

Ở chiều ngược lại, trong 3 tháng đầu năm cũng có nhiều nguyên nhân kiềm chế tốc độ tăng CPI là giá thịt lợn, giá rau tươi, viễn thông, giá khí giảm so với đầu năm trước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho biết từ nay tới cuối năm cũng xuất hiện một số yếu tố gây sức ép lên mặt bằng giá, đó là 8 địa phương sẽ điều chỉnh giá khám chữa bệnh đối với người không có thẻ BHYT, dự kiến điều chỉnh chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế,…

Điều hành ổn định giá điện

Từ tính toán trên, Ban chỉ đạo điều hành giá đã xây dựng 3 kịch bản cho điều hành giá, dựa trên các kịch bản điều chỉnh giá các mặt hàng. Theo đó, dự báo CPI bình quân cả năm 2018 sẽ tăng ở mức từ 3,41%- 3,55% và 3,9%, dưới chỉ tiêu Quốc hội giao tăng lạm phát 4% cho năm 2018.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban chỉ đạo điều hành giá cho rằng với kinh nghiệm trong quản lý, phối hợp điều hành của các Bộ, ngành đối với giá cả các mặt hàng, Chính phủ tin tưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đặt ra.

Từ đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành lạm phát cơ bản linh hoạt, kiểm soát tín dụng về cơ cấu và chất lượng, cung tiền, tiếp tục biện pháp trung hoà ngoại hối thu được từ nước ngoài, cổ phần hoá bán vốn nhà nước.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục điều hành hiệu quả Quỹ bình ổn xăng dầu, ổn định thị trường xăng dầu trong nước, công bố giá cơ sở của xăng A95 trong tháng 4-2018, xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng E5 để khuyến khích tiêu dùng; điều hành ổn định giá điện trong năm 2018.

 Nguồn tin: laodongnghean.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TT dầu TG ngày 18/5: Giá ổn định ở mức cao

 
Giá dầu giữ ở mức cao trong ngày hôm nay do nhu cầu mạnh, việc tiếp tục cắt giảm của OPEC và khả năng các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran, một nước xuất khẩu dầu thô lớn.
Các thị trường ..

Hiệp ước cắt giảm sản lượng của liên minh OPEC không nên có khung thời gian: Lukoil

OPEC, Nga và các nước tham gia khác trong hiệp định cắt giảm sản lượng nên ngừng nói về bất kỳ ngày hết hạn nào cho thỏa thuận này, để họ có thể duy trì tính linh hoạt khi n

Vì sao Việt Nam bán dầu thô giá rẻ cho Trung Quốc?

Với 1,7 triệu tấn dầu thô được Trung Quốc mua, Việt Nam mất hơn 340 tỷ đồng vì tiền chênh giá. 
Tổng cục Hải quan vừa cho biết, trong 8 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu hơn 4,9 triệu tấn dầu thô, đạt kim ngạc..

Tiêu thụ năng lượng tái tạo toàn cầu đang tăng vọt | Hoanghungpetro.com.vn

Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, mức tiêu thụ năng lượng của thế giới đã giảm xuống. Tất cả các loại hình sản xuất năng lượng chính đều giảm, ngoại trừ một loại. Mặc dù mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp trên toàn cầu sụt giảm lớn nhất kể từ Th..