Cuộc khủng hoảng của ngành dầu khí Na Uy

Sản lượng dầu mỏ ở Biển Bắc sụt giảm là một trong những nguyên nhân khiến nhiều công ty dầu khí gần đây chuyển hướng, chỉ tập trung khoan thăm dò ở ngoài khơi biển Barents của Na Uy. Việc “bỏ bê” Biển Bắc dự kiến sẽ khiến Na Uy phải đối mặt với nhiều hậu quả trong tương lai gần.

Biển Bắc được ví như là trung tâm năng lượng của Na Uy, với 62 mỏ dầu đang khai thác (số liệu cuối năm 2016). Để so sánh, Na Uy có 16 mỏ đang khai thác ở Biển Na Uy và 2 mỏ đang khai thác là Snøhvit và Goliat ở Biển Barents.

Tuy nhiên, hoạt động thăm dò dầu khí ở khu vực trưởng thành nhất này của Na Uy lại đang ở mức thấp nhất trong 11 năm trở lại đây. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn của Hãng tin Bloomberg gần đây, Giám đốc Cơ quan Dầu mỏ Na Uy (NPD) Bente Nyland đã không giấu được sự lo ngại về xu hướng này khi phát biểu: “Nếu không có những phát hiện dầu mới, đặc biệt là ở các khu vực trưởng thành có cơ sở hạ tầng tốt, thì sản lượng dầu mỏ của Na Uy sẽ sụt giảm nhiều hơn dự kiến”. 

Một giàn khoan của Tập đoàn Dầu khí Statoil (Na Uy) trên Biển Bắc

Đây quả thực là vấn đề đáng báo động khi mà sản lượng dầu mỏ của Na Uy đã có một thời gian dài sụt giảm liên tục suốt từ năm 2001 đến 2013. Trong khoảng từ 2014 đến 2016, lượng khai thác dầu mỏ của nước này mới có biểu hiện tăng, nhưng mức tăng không đáng kể và so với sản lượng của các năm từ 2011 đổ lại 2001 thì vẫn thấp hơn. Thậm chí, theo dự báo của Cơ quan Dầu mỏ Na Uy, sản lượng dầu mỏ năm nay của nước này sẽ chỉ gần bằng một nửa so với mức sản lượng đỉnh vào năm 2000-2001.

Hai niềm hy vọng mới của Na Uy – 2 mỏ lớn được phát hiện trong năm 2010 và 2011 là Johan Sverdrup ở Biển Bắc và Johan Castberg ở biển Barents, khi bắt đầu khai thác lần lượt vào năm 2019 và 2022, dự kiến sẽ giúp nâng sản lượng dầu mỏ của nước này vào năm đầu 2020. Nhưng theo Tập đoàn Dầu khí Statoil, sau năm 2025, sản lượng dầu mỏ của nước này sẽ lại giảm đi đáng kể, trừ khi có những khám phá mới.

Vấn đề của Na Uy nằm ở chỗ, các công ty dầu khí đang rời bỏ Biển Bắc – “căn cứ địa” của ngành dầu khí Na Uy, để đi tìm những cơ hội mới ở ngoài khơi xa biển Barents, nơi giáp ranh với Nga. Điều này không có gì ngạc nhiên khi mà Biển Barents là nơi chứa 49% các nguồn tài nguyên chưa được khai phá của Na Uy, trong khi con số này ở Biển Bắc là 24% và biển Na Uy là 27%.

Nhưng kết quả khoan tại biển Barents không mấy ấn tượng, nếu không muốn nói là đáng thất vọng. Kết thúc chiến dịch khoan 2017 tại biển Barents, Tập đoàn Dầu khí Statoil và các đối tác chỉ tìm được 2 phát hiện dầu khả thi, dù năm nay, các công ty dầu khí đã khoan được một số lượng giếng khoan kỷ lục tại khu vực biển này.

Trong khi đó, theo Giám đốc Cơ quan Dầu mỏ Na Uy Bente Nyland, các mỏ dầu khí lớn của Biển Bắc đã được khai thác trong nhiều thập niên và hiện đang trưởng thành. Do vậy, Na Uy cần phải tăng cường công tác thăm dò, tìm kiếm bổ sung thêm các nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Bắc, trước khi một số cơ sở hạ tầng hiện có, bao gồm các giàn khoan bị tháo dỡ và ngừng hoạt động. Bà Nyland nhấn mạnh: “Việc duy trì hoạt động thăm dò ở mức cao để duy trì sản lượng ổn định trong tương lai là rất quan trọng” đối với ngành dầu khí Na Uy.

Rõ ràng, biển Barents là nơi tồn giữ gần một nửa số tài nguyên chưa được khám phá của Na Uy, nhưng Biển Bắc có cơ sở hạ tầng phát triển để kết nối các phát hiện mới với các mỏ đang khai thác. Vì vậy, tăng cường hoạt động tìm kiếm thăm dò đồng thời cả ở biển Barents và Biển Bắc là giải pháp toàn vẹn hơn cả để ngăn chặn nguy cơ sụt giảm sản lượng trong tương lai gần của Na Uy.

Na Uy là quốc gia khai thác dầu mỏ và khí đốt lớn nhất ở Tây Âu, với sản lượng khoảng 2 triệu thùng dầu, condensate và khí tự nhiên lỏng (Natural gas liquids – NGL) mỗi ngày, trong khi sản lượng khí đốt tự nhiên đạt khoảng 300 triệu m3/ngày.

Ngành công nghiệp dầu khí là trung tâm của nền kinh tế Na Uy, chiếm 12% GDP và 13% thu nhập quốc gia của nước này vào năm 2016.

Hoạt động dầu khí trên thềm lục địa của Na Uy chủ yếu diễn ra ở 3 khu vực biển, bao gồm: Biển Bắc (North Sea), biển Na Uy (Norwegian Sea) và biển Barents (Barents Sea). Trong đó, khu vực khai thác dầu khí tại Biển Bắc (North Sea), nơi bắt đầu lịch sử dầu khí của Na Uy, giúp đất nước này trở thành một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới.

Nguồn tin: Petrotime.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Trung Quốc có thể không còn là trụ cột tăng trưởng cho thị trường dầu toàn cầu

Sau một đợt phục hồi kéo dài bảy tháng không ngừng nghỉ, đà tăng giá dầu dường như có nguy cơ sụp đổ sau khi rớt mạnh từ mức cao gần đây. Giá dầu đã chật vật để đảo ngược mức giảm của tuần trước khi thị trường lo lắng về sự sụt giảm nhu cầu sau khi C..

Cố vấn của Tổng thống Biden: OPEC sẽ tăng sản lượng dầu

Theo Amos Hochstein, điều phối viên đặc biệt của Tổng thống về các vấn đề năng lượng quốc tế, Hoa Kỳ tin rằng các nhà sản xuất Trung Đông của OPEC có khả năng tăng sản lượng và sẽ sớm thực hiện “một vài bước đi nữa” để thúc đẩy nguồn cung cho thị trư..

Bất ổn kinh tế khiến thị trường dầu bị tê liệt

 
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed đã cắt giảm lãi suất một lần nữa trong tuần này.
Đây là lần hạ lãi suất thứ ba trong năm nay, đánh dấu sự thay đổi quan điểm sau khi nâng lãi suất..

Tiêu thụ xăng E5 chiếm 42% tổng lượng xăng trên thị trường

Trong 2 tháng đầu năm 2018, cả nước tiêu thụ 593.000 m3 xăng E5 RON 92, chiếm 42% tổng lượng xăng các loại. 
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết thông tin trên tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều h