Đá phiến sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung?

Người ta vẫn chưa thể gọi nó là một cuộc chiến thương mại nhưng ngành công nghiệp đá phiến Mỹ, vốn đã có một cuộc chạy đua tốt đẹp trong năm qua, sẽ sớm trở thành mục tiêu tiếp theo khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu với nhau để đưa ra các điều khoản thương mại mới.

Không có ngày nào trôi qua trong vài tuần gần đây mà không nghe nói đến những lời đe dọa, hứa hẹn mới nhất – cũng như phân tích các lời đe dọa và lời hứa đó – khi chính quyền tổng thống Trump đòi hỏi điều khoản thương mại tốt hơn giữa hai quốc gia. Đó là một cuộc chiến thương mại. Hay đó không phải là một cuộc chiến thương mại. Trung Quốc có quá nhiều thứ để mất. Mỹ có nhiều thứ để mất hơn là đã nghĩ. Mới chỉ là sự bắt đầu của những lần đàm phán. Hay đó là cái kết của những đàm phán. Thị trường chứng khoán lao dốc. Nó phục hồi rồi rớt thẳng đứng lần nữa. Nhưng các tác động tiềm năng tới ngành công nghiệp đá phiến Mỹ không nên đánh giá thấp.

Xuất khẩu dầu của Mỹ đang ở mức cao nhất mọi thời đại, và với uy thế này dễ bị tổn hại – một thế yếu không tồn tại trong những ngày mà chỉ tiêu thụ trong nước. Trở lại năm 2013, Hoa Kỳ đã xuất khẩu từ 43.000 đến 58.000 thùng mỗi ngày – Canada là nước nhập khẩu duy nhất, do lệnh cấm xuất khẩu vào năm 1975. Tuy nhiên, cuối năm 2015, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ lệnh cấm, mở cửa xuất khẩu dầu sang các nước khác. Trong tuần kết thúc vào ngày 30 tháng 3 năm 2018, xuất khẩu dầu thô của Mỹ đạt mức trung bình là 2,175 triệu thùng/ngày – một sự gia tăng đáng kể đối với một quốc gia mà trong nhiều năm giữ dầu ở trong nước.

Sự gia tăng xuất khẩu dầu của Mỹ đã làm thay đổi ngành công nghiệp dầu mỏ toàn cầu. Từ một nước không phải là thực thể trong việc định giá dầu toàn cầu, giờ đây nó đã đạt được điều này. Thực vậy, sản xuất dầu thô của Mỹ và xuất khẩu sau đó đang lấy mất thị phần của OPEC, Nga, và những nước khác khi hiệp ước cắt giảm sản lượng cố gắng một cách liều lĩnh để tái cân bằng thị trường dư cung. Tuy nhiên, quyền lực mới được phát hiện này cũng ngập tràn thách thức, như Mỹ thấy mình dễ bị rủi ro về địa chính trị khi nước này xuất khẩu nhiều dầu thô hơn ra nước ngoài.

Nước nhập khẩu dầu thô lớn của Mỹ không ai khác ngoài Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ ba của Mỹ, chỉ sau Canada và Mêhicô, với sản lượng 15,7 triệu thùng trong tháng Một – dữ liệu mới nhất từ ​​EIA cho thấy.

Dù Trung Quốc có thể là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba của Hoa Kỳ, nhưng khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm chưa tới 10% trong tổng lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, khối lượng đó có trị giá hơn 1 tỷ USD mỗi tháng và thậm chí là còn chưa tính đến số tiền thu được từ hàng trăm triệu người Trung Quốc mua LNG.

Vì vậy, tác động của thuế quan, mà Tổng thống Donald Trump đã đe dọa sẽ đánh thuế nhiên liệu, sẽ được cảm nhận bởi Mỹ- ngay sau khi nước này lấy lại được cân bằng trên thặng dư thương mại của Trung Quốc nhờ vào việc tăng xuất khẩu dầu sang Trung Quốc, khi kim ngạch xuất dầu tăng từ zero lên 1 tỷ USD chỉ trong một vài năm ngắn ngủi.

Và Trung Quốc không có vẻ gì là có sự lựa chọn khác. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc từ Hoa Kỳ có thể đã tăng lên trong vài năm trở lại đây, nhưng vẫn phải mất gần 10 tỷ USD để nhập dầu từ các nước thành viên OPEC. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi mâu thuẫn thương mại xảy ra, Ả-rập Xê-út đã làm cho các nhà buôn dầu kinh ngạc khi tăng giá Arab Light tới khách hàng Châu Á, khi mà hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Vương quốc này sẽ giảm giá bán, theo các cuộc thăm dò của Reuters và Platts. Lần tăng giá này có thể làm cho thói quen nhập khẩu dầu Mỹ của quốc gia châu Á này thậm chí còn khó khăn hơn để từ bỏ.

Các điều khoản thương mại không thể nào được đưa ra chỉ qua một đêm, và Hoa Kỳ sẽ phải điều hướng dầu qua các vùng biển chưa được kiểm soát trước đây vì xuất khẩu dầu của nước này đi đến nhiều quốc gia hơn.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 7/7: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 7/7/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 7/7.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 7/7
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 7/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức 98.6..

Dầu thô – Tóm lược Q3/2020 và Triển vọng cho Q4/2020

 
Ngành Năng lượng là lĩnh vực hoạt động kém nhất của thị trường hàng hóa trong quý 1 năm 2020. Thị trường bị bao vây nhiều nhất trong một giai đoạn thường chuyển thành những lĩnh vực ..

Quy hoạch xăng dầu ở Tân Sơn, Phú Thọ: Sai phạm vẫn đang được bao che

Sau khi Báo PLVN liên tiếp phản ánh về những bất cập trong quy hoạch mạng lưới xăng dầu trên địa bàn huyện Tân Sơn (Phú Thọ), Bộ GTVT vào cuộc và đã có văn bản xác định ..

‘Găm hàng’ trong kinh doanh xăng dầu sẽ bị tước giấy phép vĩnh viễn | Hoanghungpetro.com.vn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh việc xử lý nghiêm hành vi ‘găm hàng’ trong kinh doanh xăng dầu, nếu vi phạm sẽ tước giấy phép vĩnh viễn.
Tại cuộc họp trực tuyến về cung ứng xăng dầu mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng..