Đà phục hồi giá dầu gặp trở ngại do sự không chắc chắn từ cuộc họp OPEC

Một đợt phục hồi vốn đã đẩy giá dầu lên cao hơn mức giá ngay trước khi đại dịch xảy ra đã vấp phải lực cản do sự không chắc chắn xung quanh động thái của OPEC và đồng đô la mạnh lên.

Việc mua dầu của quỹ đầu cơ phản ánh vận may thay đổi của dầu, chuyển từ mua ròng sang thành bán ròng trong sáu hợp đồng dầu và nhiên liệu phổ biến nhất, nhà phân tích thị trường của Reuters, John Kemp đưa tin trong chuyên mục hàng tuần mới nhất của mình. Kemp lưu ý rằng điều đó đã chấm dứt 15 tuần mua ròng liên tiếp.

Bên cạnh những yếu tố rõ ràng ảnh hưởng đến giá dầu, chẳng hạn như cuộc họp OPEC sắp tới có thể dẫn đến một thỏa thuận thúc đẩy sản xuất, điều này sẽ làm giảm giá, thì còn có một yếu tố mới: khả năng mối quan hệ giữa Mỹ với Ả Rập Xê Út xấu đi.

Chính quyền Biden tuần trước đã công bố một báo cáo ám chỉ chính phủ Ả Rập Xê Út trong vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, điều này có thể đủ để làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương, đặc biệt là sau khi chính quyền liên bang công bố các biện pháp trừng phạt đối với một cựu sĩ quan tình báo Ả Rập Xê Út được cho là có liên quan đến vụ giết người này và Lực lượng Can thiệp nhanh của Vương quốc.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết: “Những kẻ liên quan đến vụ giết hại dã man Jamal Khashoggi phải chịu trách nhiệm. Với hành động này, Bộ Tài chính sẽ xử phạt Lực lượng can thiệp nhanh của Ả Rập Xê Út và một quan chức cấp cao của Ả Rập Xê Út liên quan trực tiếp đến vụ sát hại Jamal Khashoggi “.

Nhưng có thể sẽ có thêm nhiều biện pháp trừng phạt và những lệnh trừng phạt này có thể nhắm vào không ai khác ngoài người nắm quyền cai trị Saudi Arabia, Thái tử Mohammed, theo một bản tin của Reuters. Bài báo dẫn lời một viên chức điều tra nhân quyền của Liên Hợp Quốc cho biết việc Washington nêu tên Thái tử Mohammed có liên quan đến vụ giết người nhưng không xử phạt ông ta là “cực kỳ nguy hiểm”.

Đây thực sự là mối nguy hiểm đối với giá dầu. Nếu chính phủ liên bang Mỹ quyết định khơi mào tình huống “cực kỳ nguy hiểm” này và trừng phạt Thái tử Ả Rập Xê-út, thì hành động phản ứng của Vương quốc này sẽ là đe dọa Mỹ bằng việc gây ngập lụt thị trường dầu. Trong khi chúng ta đang ở trong thế giới của sự đồn đoán, Ả Rập Xê Út có lẽ muốn kìm lại phản ứng tự phát, nhưng vì không thể làm gì khác nếu các lệnh trừng phạt của Mỹ đạt đến mức chính phủ cao nhất, Saudi có thể sẽ sử dụng tới vũ khí dầu mỏ.

Tất nhiên, đây có thể là lý do chính xác tại sao Washington vẫn chưa xử phạt Thái tử Mohammed và cũng có thể không xử phạt ông ta. Bất chấp chương trình nghị sự về năng lượng xanh của Tổng thống Biden, ngành công nghiệp dầu khí vẫn là ngành đóng góp lớn vào GDP và cũng là nguồn sử dụng lao động lớn không kém: nhiều vụ phá sản công ty dầu khí sẽ khó có thể được Washington hoan nghênh.

Bỏ qua sự suy đoán và bước vào hiện thực, OPEC sẽ nhóm họp vào cuối tuần này để thảo luận về sản xuất. Tổng sản lượng của nhóm đã giảm vào tháng trước nhờ việc cắt giảm sâu hơn của Ả Rập Xê-út, nhưng hiện tại đã hết, vì vậy sản lượng sẽ bắt đầu tăng trong tháng này. Câu hỏi đặt ra là nó sẽ tăng cao đến mức nào: hãng tin AFP đưa tin vào đầu ngày hôm qua, căng thẳng nội bộ đang leo thang trong OPEC và có thể bùng phát tại cuộc họp lần này.

AFP dẫn lời Bjarne Schieldrop, nhà phân tích trưởng tại công ty nghiên cứu hàng hóa Seb, cho biết: “những vấn đề ưu tiên đã được biết rõ: Nga muốn trở lại sản xuất bình thường càng nhanh càng tốt trong khi Saudi Arabia muốn hưởng lợi từ giá cao lâu hơn một chút”.

Trong khi thế giới dầu mỏ chờ đợi cuộc họp vào ngày thứ Năm và kết quả của nó, thì Quốc hội Mỹ đã thông qua chương trình kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Biden và đưa chương trình này lên Thượng viện. Tuy dự luật này vẫn chưa nhận được sự chấp thuận cuối cùng, nhưng việc Quốc hội thông qua đã củng cố đồng đô la Mỹ, điều này thường ảnh hưởng đến giá dầu theo cách tiêu cực. Người ta cũng lo ngại rằng tăng trưởng nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc đang chậm lại. Tuy nhiên, về mặt tích cực, chúng ta ngày càng có nhiều các nhà kinh tế học cùng chung quan điểm kỳ vọng sự phục hồi nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu, để đương đầu với tất cả các yếu tố gây áp lực lên dầu.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

UBS dự báo giá dầu Brent đạt 125 USD trong những tháng tới | Hoanghungpetro.com.vn

Các chiến lược gia của ngân hàng UBS Thụy Sĩ dự đoán dầu Brent sẽ phục hồi lên 125 USD trong những tháng tới vì các nguyên tắc cơ bản cung-cầu cho thấy giá cao hơn, công suất dự phòng giảm và tồn kho ở mức thấp nhất trong nhiều năm.
Trong một..

Giá xăng dầu hôm nay (10-6): Lao dốc

Giá dầu đã quay đầu lao dốc do lo ngại nguồn cầu giảm từ phía Trung Quốc. Giá dầu Brent hôm nay lùi dần về 123 USD/thùng.
Giá xăng dầu thế giới
Trong phiên giao dịch ngày 9-6, giá dầu đã trượt dốc nhẹ nhưng vẫn giữ ở mức cao nhất tron..

Giá dầu rời đỉnh 3 năm do dấu hiệu thị trường quá nóng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/1, giá dầu thô giảm nhẹ khỏi mức cao nhất trong gần 3 năm do thị trường năng lượng có dấu hiệu tăng nóng mặc dù sản lượng dầu của Mỹ bất ngờ sụt giảm. 
Cụ th..

Trái với dự đoán, giá xăng đã giảm sau 5 lần tăng liên tiếp

Kể từ 17h chiều nay, giá xăng đã chính thức giảm 112 đồng sau 5 lần tăng liên tiếp. 
Giá xăng mới nhất đã được điều chỉnh từ 16h55, giá xăng đã quay đầu giảm sau 5 lần tăng. Ảnh Vietnamne..