Đà tăng giá dầu có thể kéo dài trong bao lâu?

Giá dầu thô đã tăng khá mạnh trong tuần trước. Nhưng câu hỏi hiện nay chính là điều này sẽ duy trì kéo dài bao lâu.

Sự căng thẳng về địa chính trị đang gia tăng ở Trung Đông đã được coi là động lực chính làm tăng giá dầu thô trong tuần.

Chẳng hạn, một tweet từ Tổng thống Mỹ Donald Trump vào giữa tuần nói về một khả năng tiến hàng một cuộc tấn công tên lửa nhắm vào Syria để phản ứng lại vụ tấn công vũ khí hóa học ở Syria đã kéo West Texas Intermediate (WTI) và Brent tương lai tăng lên mức cao mới trong nhiều năm.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây của đài truyền hình Bloomberg, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol đã giải thích:

“Thị trường dầu mỏ có nhiều liên kết với căng thẳng địa chính trị, đặc biệt nếu các căng thẳng này ở Trung Đông, vốn là trái tim của xuất khẩu dầu toàn cầu. Nếu căng thẳng tiếp tục, nó sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đến thị trường dầu và giá cả. Chắc chắn, điều này sẽ là một lý do để đẩy giá lên,” ông nói.

Mặc dù giá dầu đã giảm hạ nhiệt vào cuối tuần, nhưng các trdaer giá lên có vẻ như đang kiểm soát thị trường, ít nhất là trong ngắn hạn.

Có nhiều yếu tố, chẳng hạn như việc sản xuất đá phiến cao hơn ở Mỹ, có thể hạn chế đà giá dầu này.

Theo Barclays, trong khi giá dầu đang được hưởng lợi từ “cơn bão hoàn hảo” của nguồn cung trì trệ, nguy cơ địa chính trị và mùa đông khắc nghiệt trong thời gian gần đây, thì có thể sẽ có một sự điều chỉnh giảm trong nửa cuối năm 2018.

Trong báo cáo nghiên cứu ngày 12 tháng 4, ngân hàng đầu tư này cho biết căng thẳng về địa chính trị sẽ làm cho dầu Brent ở mức trên 70 USD một thùng ít nhất là đến tháng 5 trước khi các rủi ro giảm giá một lần nữa lại xuất hiện.

Tuy nhiên, Barclays đã tăng giá dầu thô Brent và WTI cho năm 2018 và 2019 thêm trung bình 3 USD mỗi thùng. Hiện tại, dự báo dầu thô Brent sẽ đạt mức trung bình là 63 USD vào năm 2018 và 60 USD vào năm 2019, trong khi WTI ước tính trung bình là 58 USD và 55 USD.

Các nhà đầu cơ giá lên, thế nhưng, lại tin rằng giá dầu có thể sẽ được duy trì bởi các yếu tố tích cực khác.

Bên cạnh những căng thẳng về địa chính trị, sự tiếp tục suy yếu trong đồng đô la Mỹ; một thị trường dầu thắt chặt do sản lượng của OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) giảm; nhu cầu cải thiện do tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong nền kinh tế toàn cầu; và mục tiêu giá dầu của Saudi Arabia là 80 USD/thùng sẽ hỗ trợ thêm cho giá dầu.

Saudi Arab, nhà sản xuất lớn nhất của Opec và là nhà lãnh đạo thực tế, được cho là nhắm đến mức giá dầu khoảng 80 đô la Mỹ một thùng để giúp tạo ra doanh thu cao hơn cho chính phủ để tài trợ cho các kế hoạch trong nước ngày càng tham vọng cũng như hỗ trợ việc định giá Aramco trước khi người khổng lồ dầu mỏ này chào bán công khai lần đầu ra công chúng.

Trong khi đó, sản lượng dầu của Opec lại giảm trong tháng trước vì nguồn cung thấp hơn từ Venezuela và Saudi Arabia, cho thấy thị trường toàn cầu có thể thắt chặt vào cuối năm nay.

Sản lượng chung của nhóm đã giảm 201.400 thùng/ngày trong tháng 3 xuống mức thấp nhất trong năm là 31,958 triệu thùng/ngày.

Nhu cầu tiêu thụ dầu

Nhu cầu dầu mỏ, mặt khác, cho thấy sự ổn định ở mức 1,65 triệu thùng/ngày, cho thấy mức điều chỉnh tăng thêm 30.000 thùng/ngày từ báo cáo tháng trước.

Theo ước tính của Bloomberg, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong tháng 3 đã tăng hơn 21% so với tháng trước lên 9,26 triệu thùng/ngày.

Hạng tin này cho biết dữ liệu mới nhất của Opec cho thấy trữ lượng dầu mỏ có thể giảm với tốc độ 1,3 triệu thùng/ngày vào nửa cuối năm 2018. Điều này sẽ dẫn tới một thị trường dầu thu hẹp hơn, giúp tăng giá.

Tuy nhiên, quan điểm thận trọng hơn là giá dầu cao hơn có thể mang lại nguy cơ sản lượng đá phiến của Mỹ đang tăng với tốc độ nhanh hơn dự kiến.

Ví dụ, mặc dù sản xuất Opec giảm trong tháng 3, tổng nguồn cung dầu toàn cầu đã tăng khoảng 180.000 thùng/ngày, phần lớn là từ đá phiến của Mỹ.

Điều này cho thấy rằng đá phiến của Mỹ sẽ lấp đầy khoảng trống này khi Opec cắt giảm sản xuất.

Vì thế, trừ khi nguồn cung thừa toàn cầu, dẫn đến sự sụp đổ của giá dầu thô vào năm 2014, được loại bỏ hoàn toàn, sẽ có một giới hạn lên đà tăng giá dầu.

Theo nhà phân tích Yip Kah Ming của Ngân hàng Đầu tư Hong Leong, sự tăng lên của dầu mỏ gần đây không bền vững vì nó chủ yếu là do căng thẳng địa chính trị.

“Đà tăng mạnh gần đây chỉ là một hiện tượng ngắn hạn. Trong thời gian tới, sự gia tăng sản lượng dầu phi truyền thống ở Mỹ (đá phiến sét) sẽ làm cho giá giảm trở lại,” Yip nói.

Ông vẫn duy trì dự báo giá dầu của mình khoảng 55-55 USD/thùng trong năm 2018.

Affin Hwang Capital đã điều chỉnh tăng dự đoán giá dầu thô Brent lên khoảng 63-68 USD/thùng, hoặc bình quân 65 USD/thùng, cho năm 2018. Trước đó Affin Hwang  dự báo trung bình 58 USD/thùng. Dự báo giá dầu thô Brent của công ty môi giới này trong dài hạn là 75 USD/thùng.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

OPEC sẽ gia hạn cắt giảm do điều kiện cơ bản, giá di chuyển theo hướng nhóm mong muốn

EIA, OPEC cho thấy sự thâm hụt cung cầu trong quý 3 năm 2017
OPEC có khả năng gia hạn cắt giảm để kiểm soát được niềm tin cho năm 2018
Mô hình backwardation của Brent là một chiến thắng tạm thời cho OP..

Ả Rập Xê Út kiên quyết không bỏ lỡ đợt bùng nổ dầu mỏ này | Hoanghungpetro.com.vn

Ả Rập Xê Út đang tiếp tục hưởng lợi từ lĩnh vực dầu tăng trưởng mạnh, khi Aramco công bố lợi nhuận đáng kinh ngạc trong quý 2 năm 2022. Nhưng ngoài việc duy trì các hoạt động khai thác dầu, quốc gia này đang tập trung vào việc sử dụng nguồn thu từ dầ..

Truy xuất hoá đơn điện tử xăng dầu Petrolimex thuận lợi ngay trong ngày đầu triển khai

Ngay trong ngày đầu tiên triển khai 1/4, khách hàng mua xăng dầu trong hệ thống Petrolimex đã có thể truy xuất hoá đơn điện tử xăng dầu rất thuận lợi qua hệ thống http://hoadon.petrolimex.com.vn. 
..

Saudi nói OPEC không nhắm mục tiêu mức tồn kho trung bình khoảng năm năm

Bộ trưởng năng lượng của Saudi Arabia cho biết việc đưa các kho dự trữ dầu toàn cầu trở lại mức trung bình 5 năm không phải là mục tiêu cắt giảm sản lượng của OPEC, và nhóm vẫn chưa hoàn th..