Các chính trị gia hàng đầu, các bộ trưởng dầu mỏ và các CEO sẽ gặp nhau tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg tuần này để thảo luận các vấn đề chính ảnh hưởng đến ngành năng lượng, bao gồm giá dầu tăng gần đây, các điều khoản của thỏa thuận hợp tác và cấm vận.
* Nga, Saudi sẽ có các cuộc nói chuyện ngắn về thị trường dầu mỏ thắt chặt
* Nhật Bản, Pháp tập trung vào hợp tác năng lượng
* Giá dầu cao mang lại những thuận lợi cũng như bất lợi cho Nga
Bộ trưởng năng lượng Saudi ArabiaKhalid al-Falih, Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo, Bộ trưởng năng lượng UAE và chủ tịch OPEC hiện tại Suhail al-Mazrouei sẽ thảo luận về điều kiện thị trường tại cuộc họp kinh tế lớn nhất theo lịch trình nghị sự của Nga diễn ra vào thứ Năm và thứ Sáu.
Các cuộc đàm phán này diễn ra vào thời điểm cắt giảm sản lượng của OPEC và Nga, các biện pháp trừng phạt Iran, cắt giảm sản lượng của Venezuela và giảm chi phí vốn từ năm 2014 đã đẩy giá lên tới 80 USD/thùng trong những ngày gần đây, lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2014.
Giá cao thúc đẩy mạnh mẽ cho ngân sách nhà nước, nhưng có thể là những thuận lợi trái chiều cho Nga.
Giá dầu tăng có thể được sử dụng để đầu tư dự trữ đã cạn kiệt trong giai đoạn giá thấp và hỗ trợ sự phát triển của các dự án chiến lược, theo Christian Boermel, nhà phân tích cấp cao, thượng nguồn Nga tại Wood Mackenzie.
Mặt khác, “Nga đang cảnh giác với một thị trường dầu quá nóng và có ưu tiên về sự ổn định về giá trong những lần tăng nhanh. Một giá dầu quá cao có thể tác động tiêu cực đến chiến lược tuyên bố giảm sự phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ và làm suy yếu các nỗ lực hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước thông qua thay thế nhập khẩu,” Boermel nói.
Đối với nhiều người, giá hiện tại là dấu hiệu cho thấy thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày của 24 quốc gia đã phục vụ được mục đích và các nhà sản xuất dầu hiện nay cần phải suy nghĩ về việc đảm bảo không có thâm hụt dầu trên thị trường trong những tháng tới.
Falih đã nói Saudi Arabia sẽ làm việc với các đối tác để giảm thiểu tác động của bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung cấp và đảm bảo sự ổn định thị trường sau khi Mỹ tuyên bố sẽ đơn phương rút khỏi thỏa thuận trừng phạt Iran.
Bất kỳ động thái nào cho phép các nhà sản xuất Nga đưa nhiều thùng hơn vào thị trường có thể sẽ được hoanh nghênh tại Moscow.
Nhà sản xuất dầu hàng đầu của Nga, Rosneft cho biết họ có thể phục hồi 100.000 thùng/ngày mà công ty phải cắt giảm theo liên minh OPEC trong vòng hai tháng. Lukoil và Gazprom Neft cũng cho biết họ sẽ không mất nhiều thời gian để đưa sản lượng của họ trở lại khối lượng trước hiệp ước.. Cả ba công ty đều có dự án mới sẵn sàng ra mắt.
Các chính sách không nhất quán
Tuân thủ của Nga với thỏa thuận cắt giảm sản xuất đã giảm xuống gần đây. Nga cam kết giảm sản lượng 300.000 thung/ngày từ mức sản xuất tháng 10/2016, và sau một đợt giảm dần sản lượng khi bắt đầu thỏa thuận vào tháng 1/2017, kể từ tháng 5 năm 2017, Nga đã cho thấy sự tuân thủ mạnh mẽ.
Nhưng dữ liệu cho tháng 3 và tháng 4 năm 2018 cho thấy mức độ tuân thủ thấp hơn mức đó, cho thấy các công ty đang ngày càng mệt mỏi với giới hạn sản lượng.
Diễn đàn St. Petersburg cũng sẽ bao gồm các bài phát biểu và phiên hỏi trả lời với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Chuyến thăm của Macron diễn ra do các công ty châu Âu, trong đó có Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Pháp Total, đang tìm cách miễn trừ các lệnh cấm vận sẽ được đưa ra kết quả của quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Iran.
Các biện pháp trừng phạt chống lại Nga cũng sẽ là một vấn đề quan trọng để thảo luận, với Mỹ gần đây đã thêm tên mới vào danh sách, bao gồm Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller.
Trái ngược với giai đoạn trừng phạt ban đầu bắt đầu từ năm 2014, khi Mỹ và EU đưa ra các biện pháp gần như giống nhau, đã có sự khác biệt rõ ràng về cách tiếp cận từ các nhà hoạch định chính sách trong những tháng gần đây.
Các công ty dầu khí châu Âu đã và đang duy trì hoạt động của họ ở Nga, với BP thậm chí còn mở rộng sự hiện diện của mình.
Tầm quan trọng của việc đảm bảo nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu cũng khiến các chính trị gia châu Âu không muốn sao chép các biện pháp của Mỹ đe dọa sự phát triển cơ sở hạ tầng cung cấp khí đốt mới giữa Nga và châu Âu.
Giám đốc điều hành Total Patrick Pouyanne dự kiến sẽ tham dự sự kiện này tại St Petersburg. Một cổ đông trong cả Novatek và dự án LNG Yamal, sản lượng hydrocacbon của Total bao gồm đóng góp đáng kể từ dầu và khí đốt của Nga.
Ben van Beurden của Shell và Bob Dudley của BP cũng được dự kiến có mặt tại sự kiện này. Cả hai công ty đều tham gia vào các dự án hydrocacbon lớn ở Nga và luôn bảo vệ việc “kinh doanh thông thường” kể từ khi lệnh cấm vận được đưa ra.
Trong khi đó Abe đã là một vị khách thường xuyên đến Nga trong những năm gần đây, tạo nên một mối quan hệ mạnh mẽ với Putin đã và đang củng cố mối quan hệ hợp tác kinh tế ngày càng tăng.
Nhật Bản là thị trường chính cho xuất khẩu LNG và dầu thô của Nga. Các công ty Nhật Bản cũng tham gia vào một số dự án thượng nguồn và cho biết họ muốn tham gia các dự án mới, bao gồm các nhà máy LNG và tăng cường thu mua năng lượng của Nga.
Nguồn: xangdau.net/Platts
Trả lời