Dầu đối mặt lực cản từ đồng đô la mạnh lên và chiến tranh thương mại

Thị trường tài chính toàn cầu đã bị ảnh hưởng bởi sự biến động trong vài tuần qua, bị chấn động bởi viễn cảnh leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc và suy thoái kinh tế. Giá dầu đã xoay tròn theo các tin tức này.

Ngay cả khi các thị trường đã bắt đầu ổn định một chút và Mỹ tìm cách giảm bớt cuộc chiến thương mại, sự mạnh lên gần đây của đồng đô la Mỹ – không liên quan đến sự bán tháo của thị trường – vẫn là một lực cản đối với cả dầu thô và với sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Trump thông báo rằng Mỹ sẽ áp dụng một đợt thuế quan khác đối với Trung Quốc bắt đầu vào tháng 9 là nguyên nhân gây ra sự lo ngại về tài chính và kinh tế gần đây, nhưng sự chậm lại đã diễn ra từ khá lâu. Vào cuối tháng 7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED lần đầu tiên đã cắt giảm lãi suất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây một thập kỷ, một bước ngoặt đáng kinh ngạc từ việc tăng lãi suất trong vài năm qua và một sự thừa nhận rằng các vết nứt kinh tế đã trở nên rõ ràng hơn.

Việc cắt giảm lãi suất thường sẽ dẫn đến sự mất giá của đồng đô la, nhưng thị trường phần lớn đã giảm bớt các giả định cơ bản của họ. Trên thực tế, thông cáo báo chí của chủ tịch Jerome Powell về việc mọi người không nên cho rằng ngân hàng trung ương đã bắt tay vào một giai đoạn cắt giảm lãi suất kéo dài đã dẫn đến thất vọng. Thay vì một cú hích, hành động này và các bình luận đã cho phép mối quan ngại kinh tế tiếp tục xấu hơn.

Chỉ một ngày sau đó, Tổng thống Trump tuyên bố tăng thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc, một động thái khiến giá dầu lao dốc hơn 7% trong một ngày trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong những ngày tiếp theo, cảm nhận được sự sụp đổ, chính quyền Trump đã trì hoãn ít nhất một số mức thuế cho đến cuối năm nay.

Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại đã góp phần gây xáo trộn trên thị trường tiền tệ để khó có thể khó đảo ngược. Mặc dù FED cắt giảm lãi suất và thông báo thuế quan, đồng đô la đã mạnh lên. Điều quan trọng không kém là việc Trung Quốc cho phép đồng tiền của mình suy yếu để bù đắp một phần thiệt hại từ thuế quan của Mỹ. Đồng nhân dân tệ suy yếu xuống còn khoảng 7 nhân dân tệ đổi 1 đô la, mức thấp nhất kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Nhân dân tệ Trung Quốc là một loại tiền tệ cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, và sự mất giá của nó tạo ra hiệu ứng gợn sóng trong thời gian ngắn. Vài ngày sau khi đồng nhân dân tệ được cho phép suy yếu, một loạt các đợt cắt giảm lãi suất đã bất ngờ diễn ra trên khắp thế giới. Các ngân hàng trung ương của New Zealand, Ấn Độ và Thái Lan đều cắt giảm lãi suất của họ trong nỗ lực chống lại sự mất giá nguy hiểm đồng tiền của họ so với đồng nhân dân tệ. Các loại tiền tệ được liên kết với nhau, do đó, một quyết định bởi một nước đã gây ra sự xoay vòng ở những nước khác. Theo nghĩa này, các ngân hàng trung ương trên thế giới không có lựa chọn nào khác ngoài việc phản ứng với các quyết định được đưa ra ở Washington và Bắc Kinh khi cuộc chiến thương mại diễn ra. Vào ngày 15 tháng 8, ngân hàng trung ương Mexico cũng đã hạ lãi suất.

Khoảng 30 quốc gia đã giảm lãi suất trong năm nay. Lần cuối cùng rất nhiều ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất hoặc xem xét một số phiên bản kích thích tiền tệ như vậy là giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu một thập kỷ trước, theo New York Times, trích dẫn dữ liệu từ Refinitiv.

Khi các chính phủ ra sức làm suy yếu đồng tiền của họ, hết lần này đến lần khác, đồng đô la mạnh lên hơn nữa. Chỉ số đô la ICE tăng 11% kể từ đầu năm 2018.

Có một khía cạnh tự củng cố cho các hoạt động tiền tệ. Khi các loại tiền tệ khác mất giá, chúng trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư, những người chạy trốn sang đồng đô la Mỹ để đảm bảo an toàn, do đó củng cố đồng bạc xanh hơn nữa. Động lực này có nghĩa là đồng đô la có thể thấy áp lực tăng trong bối cảnh này, và thậm chí bởi vì sự không chắc chắn về tài chính.

Mặc dù đồng đô la mạnh không phải là một điều xấu, nhưng nó là một trở ngại lớn đối với các nhà xuất khẩu của Mỹ. Nó cũng là một lực cản nghiêm trọng đối với các công ty, người tiêu dùng và chính phủ trên toàn thế giới, những người phải đối mặt với các khoản nợ bằng đô la đắt hơn. Khi các thị trường mới nổi chịu áp lực, tiền tệ của họ có thể thấy áp lực giảm hơn nữa. “Sự leo thang căng thẳng thương mại sau sự mất giá mạnh [nhân dân tệ] làm gia tăng rủi ro giảm so với sự phục hồi nhẹ trong hoạt động mà chúng tôi kỳ vọng trong nữa cuối năm 2019,” Goldman Sachs viết trong một báo cáo vào ngày 7 tháng 8.

Cuối cùng, Cục Dự trữ Liên bang FED hiện đang chịu áp lực rất lớn và có thể buộc phải cắt giảm lãi suất một lần nữa. Điều đó đặc biệt đúng khi Trung Quốc đã cho phép đồng nhân dân tệ suy yếu kể từ hành động cuối cùng của FED cách đây vài tuần.

Hơn nữa, nếu và khi thuế quan có hiệu lực, tiền tệ của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với những lực cản hơn nữa. Nếu đồng nhân dân tệ suy yếu thậm chí nhiều hơn so với đồng đô la, có lẽ vượt quá đáng kể tỷ lệ 7:1, thì nó “sẽ dẫn đến sự biến động khác tại địa phương vì các doanh nghiệp và nhà đầu tư thường cho rằng mức này sẽ duy trì và sẽ phải điều chỉnh các mức bảo hiểm,” Bank of America Merrill Lynch đã viết trong một báo cáo. “Ngay sau đó, nhiều khả năng cũng sẽ những lòi lẽ tức giận về “chiến tranh tiền tệ” từ Washington. Thị trường tài chính đã có dấu hiệu “lo lắng về vấn đề này”, BofA cho biết.

Dầu thô, được định giá bằng đô la (cùng với một loạt các mặt hàng khác), trở nên đắt hơn đáng kể khi đồng đô la mạnh lên. Điều đó cắt giảm nhu cầu và cuối cùng đẩy giá dầu thô giảm. Vấn đề đối với dầu là nhu cầu đã suy yếu đáng kể, với sự điều chỉnh giảm liên tục của các nhà dự báo năng lượng lớn. Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu một lần nữa xuống còn 1,1 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2019, một con số có thể trở nên quá lạc quan khi sự leo thang chiến tranh thương mại và biến động tiền tệ đang diễn ra.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Tại sao giá dầu sẽ giảm trong năm 2019 và sau đó?

Quyết định của Hoa Kỳ cấp quyền miễn trừ  cho tám quốc gia, cho phép họ tiếp tục nhập khẩu dầu từ Iran, đã giúp giảm bớt căng thẳng trên thị trường dầu mỏ. Các trader không còn nói về ..

Giá xăng dầu có giảm nhờ CPTPP?

Trong 11 nước tham gia CPTPP có Singapore và Malaysia – hai nước mà Việt Nam đang nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất. Theo cam kết từ CPTPP, các nước thành viên sẽ tiến tới việc cắt giảm thuế suất bằng 0% trong v

Cuộc chiến của Mỹ trên thị trường dầu mỏ | Hoanghungpetro.com.vn

Tháng 2 chắc chắn là một tháng giao dịch rất nhiều bất ngờ đối với các thị trường dầu, khi các nhà đầu tư lúng túng với một loạt các nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến hà..

Giá xăng dầu hôm nay 18/7: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 18/7/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 18/7.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 18/7
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 18/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..