Dầu mỏ chứng kiến tuần giảm giá thứ hai liên tiếp | Hoanghungpetro.com.vn

    Giá dầu thế giới trồi sụt thất thường trong suốt tuần qua, giữa bối cảnh nhân tố nguồn cung tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong việc chi phối diễn biến của thị trường năng lượng.

Việc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh sản lượng và Tổng thống nước này Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris đã khiến “vàng đen” lao dốc mạnh hơn trong phiên cuối tuần và đẩy giá dầu đi xuống tuần thứ hai liên tiếp.

Giàn khoan dầu của Tập đoàn Shell ngoài khơi vùng châu thổ Brent. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong lúc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước sản xuất dầu khác, bao gồm Nga, đang nỗ lực cắt giảm sản lượng, thì sản lượng dầu thô tại Mỹ tiếp tục tăng và đã tăng 10% kể từ giữa năm 2016. Sản lượng dầu của Mỹ đạt hơn 9,3 triệu thùng/ngày, gần tương đương mức sản lượng của các nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia.

Điều này khiến giá dầu không thể bật tăng mạnh và thị trường dầu mỏ qua đó cũng khó có thể cân bằng. Đáng chú ý, trong phiên giao dịch ngày 31/5, giá dầu thế giới giảm 3%, xuống mức thấp nhất trong ba tuần, giữa bối cảnh hoạt động sản xuất dầu mỏ gia tăng tại Libya khiến sản lượng “vàng đen” trong tháng Năm của OPEC tăng lần đầu tiên trong năm nay.

Ngoài ra, theo báo cáo hàng tuần của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes, vừa được công bố ngày 2/6, số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ trong tuần này đã tăng 11 giàn khoan, lên 733 giàn khoan, đánh dấu tuần tăng thứ 20 liên tiếp. Thông tin này càng tạo sức ép đi xuống đối với giá “vàng đen”.

Kết thúc phiên cuối tuần 2/6, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 7/2017 giảm 70 xu Mỹ (1,5%), xuống 47,66 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 10/5. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 8/2017 cũng hạ 68 Xu Mỹ (1,3%), xuống 49,95 USD/thùng. Tính chung cả tuần qua, giá dầu ngọt nhẹ mất 4,3%, mức giảm mạnh nhất theo tuần kể từ tuần kết thúc ngày 5/5. Trong khi đó, giá dầu Brent cũng hạ 4,9% trong cả tuần.

Thị trường năng lượng còn ảm đạm hơn khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu. Việc Mỹ “quay lưng” với thỏa thuận mang tính lịch sử về chống biến đổi khí hậu này khiến mối lo về tình trạng dư cung kéo dài càng trở nên căng thẳng hơn, qua đó đè nặng lên giá dầu.

Nguồn tin: Baotintuc

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá xăng dầu hôm nay 5/7: Tăng mạnh trở lại

Giá xăng dầu ngày 5/7 ghi nhận sự tăng mạnh trở lại do những lo ngại về các lệnh trừng phạt đồi với dầu thô của Nga.
Giá dầu WTI tăng 1,85%, đạt 110,52 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent đạt 113,81 USD/thùng, tăng 1,95%.
Giới phân tích..

TT dầu TG ngày 19/3: Giá giảm do hoạt động khoan dầu của Mỹ tăng

Giá dầu giảm trong ngày hôm nay do hoạt động khoan ngày càng tăng tại Mỹ cho thấy sản lượng sẽ tăng tiếp, điều này nâng lo ngại về sự trở lại dư cung. 
ảnh minh họa
Dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ..

Vận hành thị trường xăng dầu: Chính sách phải dài hơi

Với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu về mức 0% vào năm 2024, việc vận hành thị trường xăng dầu trong nước đang rất cần một chính sách dài hơi, linh hoạt để đảm bảo lợi ích của cả Nhà nước, doanh nghiệp ..

Dầu của Nga rớt giá mạnh

Loại dầu thô chủ lực của Nga, được bán chủ yếu cho châu Âu trước khi Nga xâm lược Ukraine, vẫn đang được bán, nhưng phần lớn là ở thị trường châu Á và với mức giá thấp hơn nhiều so với dầu Dated Brent.
Theo dữ liệu từ Bộ Tài chính Nga được Bloombe..