Dầu mỏ: Vũ khí kế tiếp của ông Trump?

Sau hàng rào thuế quan, dường như giá dầu sẽ là một trong những “vũ khí” kế tiếp của Tổng thống Mỹ Donald Trump để đánh vào nền kinh tế Trung Quốc. 

Washington có thể tác động đến những đồng minh thân cận trong tổ chức OPEC để thao túng giá dầu, khiến những nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu dầu như Trung Quốc phải chịu thêm thiệt hại

Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc phụ thuộc rất lớn vào dầu mỏ, điều mà Mỹ cũng từng trải qua. Tuy nhiên, từ một nước phải nhập khẩu dầu thì trong những năm qua, Mỹ đã trở thành nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới nhờ dầu đá phiến, từ đó có thể trực tiếp tác động lên giá dầu thế giới.

Chẳng những vậy, Washington cũng có sức tác động đến những đồng minh thân cận trong tổ chức OPEC để thao túng giá dầu. Chính sách tái trừng phạt Iran hay cấm vận Venezuela cũng có thể gây thêm thiếu hụt nguồn cung dầu và đẩy giá năng lượng này leo thang, khiến những nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu dầu như Trung Quốc phải chịu thêm thiệt hại.

Nhưng đó chưa phải là khó khăn lớn nhất, mà khủng hoảng thật sự có thể xảy ra nếu như Trung Quốc bị hạn chế tiếp cận các nguồn cung cấp dầu. Trong tuần trước, Mỹ đã ban hành lệnh trừng phạt một công ty dầu mỏ nhà nước Trung Quốc vì vi phạm các lệnh cấm vận dầu Iran. Đây được xem là một nỗ lực thắt chặt lệnh cấm vận đối với Iran khi tìm cách cắt đứt một trong những nước mua dầu lớn nhất của nước này, nhưng sự ảnh hưởng cũng sẽ tác động đến Trung Quốc.

Theo một số nguồn tin, dầu thô của Iran vẫn đang tìm đường đến Trung Quốc, nhưng được đưa vào kho lưu trữ ngoại quan thay vì thông qua hải quan. Theo dữ liệu theo dõi tàu chở dầu của Bloomberg, ít nhất 10 tàu chở dầu thô rất lớn và hai tàu nhỏ hơn thuộc sở hữu của Công ty Dầu khí Quốc gia Iran và chi nhánh vận chuyển đang đi về phía châu Á hoặc nằm ngoài khơi chờ đợi.

Số liệu cho thấy trước khi lệnh miễn trừ vẫn được phép mua dầu Iran hết hạn vào đầu tháng 5/2019, Trung Quốc là nước mua dầu lớn thứ hai từ Iran, khi nhận được 267.000 thùng mỗi ngày trong tháng 4/2019, chỉ xếp sau Ấn Độ là nước mua lớn nhất với 333.000 thùng mỗi ngày.

Bất chấp lệnh cấm vận của Mỹ, Iran có thể tiếp tục bán khoảng 200.000 thùng mỗi ngày cho Trung Quốc. Dù theo thống kê của cơ quan hải quan nước này, nhập khẩu dầu thô Trung Quốc từ Iran trong tháng 5/2019 đã giảm 67%, xuống còn 1,08 triệu tấn (khoảng 255.000 thùng mỗi ngày). Tuy nhiên, một lượng lớn phi chính thức nhập và lưu trữ ở các kho ngoại quan vẫn chưa được phản ánh trong các số liệu báo cáo.

Nguồn tin: tapchitaichinh.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TT dầu TG ngày 8/3: Giá ổn định sau khi giảm mạnh

 
Giá dầu ổn định trong ngày hôm nay sau khi giảm trong phiên trước do sản lượng dầu thô của Mỹ ở mức kỷ lục và tồn kho ngày càng tăng.
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 64,49 USD/th

Iraq sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu dầu thô từ Kirkuk sang Iran

 
Các thùng chứa dầu tại cơ sở lọc dầu Bai Hassan ở Kirkuk, Iraq. (Ảnh: AFP/TTXVN )
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabar al-Luaibi ngày 7/1 cho biết nước này sẽ bắt đầu xuất khẩu dầu mỏ từ các mỏ ở tỉnh Kirkuk tới Ira..

Tiếp tục giảm sâu, giá xăng RON95-III xuống còn 22.800 đồng mỗi lít

 Theo thông báo của liên bộ, từ 15 giờ ngày 10/12, sau khi trích lập quỹ bình ổn, mặt hàng xăng E5 RON92 giảm 835 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 1.101 đồng/lít; dầu diesel giảm 1.048 đồ..

Giá năng lượng tăng 59% trong năm 2021

Theo một báo cáo mới của Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA), giá năng lượng vào cuối năm 2021 cao hơn 59% so với đầu năm.
Sự bùng nổ về giá năng lượng — nhiều hơn so với mức tăng của các mặt hàng khác — phần lớn là nhờ sự phục hồi kinh tế từ đại d..