Đây sẽ là nguyên nhân làm đảo chiều giá dầu?

Thứ Sáu tuần trước, giá dầu Brent đã vượt qua mức 70 USD/thùng. Với quyết định giảm sản lượng dầu của OPEC, giá dầu tiếp tục tăng. Trong khi Bộ trưởng Dầu mỏ Iran tuyên bố hồi đầu tháng 01 rằng OPEC không quan tâm đến việc giá nhảy vọt trên 60 USD/thùng, thì không có thay đổi lớn nào từ OPEC, và những người tham gia trên thị trường vẫn tiếp tục tự hỏi điều gì có thể làm đảo ngược đà tăng của giá.

Một số phân tích, dựa theo các nguyên tắc thị trường thông thường, nhìn thấy nguyên nhân của sự căng thẳng này là cuộc xung đột đang diễn ra ở Trung Đông – những nhà phân tích này hiện đang chờ đợi phản ứng mạnh mẽ từ Nga để thay đổi xu hướng. Tuy nhiên, như Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) lưu ý, lời giải thích này có lẽ trái với thông lệ hơn.

Kể từ khi giá dầu vượt mức 70 USD/thùng hôm thứ Sáu, nhiều phân tích quốc tế thu hẹp nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Trung Đông – hoặc chính xác hơn, quyết định của Iraq tham gia vào thỏa thuận OPEC để kiềm chế sản lượng và xung đột đang diễn ra. Jabbar Ali Hussein Al-Luiebi, Bộ trưởng dầu mỏ Iraq, đã tuyên bố quyết định của ông về việc gia nhập thỏa thuận OPEC cùng với các nhà cung cấp khác để hạn chế sản lượng cho đến cuối năm 2018. “Thỏa thuận nên tiếp tục”, ông nói. “Thị trường bây giờ hiện đang ổn định vì một lý do nào đó, nhưng nó vẫn chưa bền vững.”

Mặc dù Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh trước đó tuyên bố rằng “các thành viên của OPEC không quan tâm đến giá dầu thô Brent trên 60 USD/thùng vì dầu đá phiến”, nhưng cho đến nay không có sự thay đổi chính sách nào ngay lập tức từ OPEC hôm thứ Sáu trước khi thị trường đóng cửa. Nhiều nhà phân tích, đặt Trung Đông vào trung tâm của nguyên nhân, cũng dự đoán rằng căng thẳng và hoạt động ở Afrin có thể đẩy giá lên đến 80 USD/thùng.

Do đó, việc đặt câu hỏi về nền tảng của phân tích này bây giờ là quan trọng. Chúng ta có cần phải sợ hãi không? Nếu có, ai hoặc điều gì có thể ngăn chặn sự tăng giá này? Các câu trả lời khác nhau tùy thuộc vào cuộc cách mạng đá phiến được diễn ra nghiêm trọng như thế nào, như đã nhìn thấy trong hai cuộc phỏng vấn chuyên gia với Bloomberg trong tuần này.

Ed Morse, giám đốc nghiên cứu hàng hoá toàn cầu của Citigroup, nói với Bloomberg rằng ông không biết OPEC sẽ phản ứng thế nào, nhưng ông có vẻ tự tin về phản ứng của Nga. Ông hy vọng Nga sẽ kêu gọi tạm dừng thỏa thuận trong cuộc họp mùa hè của OPEC, khi giá dầu tăng đang gây nguy hiểm cho đồng rúp, và Ngân hàng Trung ương Nga đang xem xét đến sự can thiệp.

Tuy nhiên, báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới năm 2017 của IEA dự báo rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới vào năm 2030, cơ quan này cũng như dự đoán cuộc cách mạng đá phiến của Mỹ sẽ làm cho nước này chuyển hướng sang xuất khẩu, khiến Mỹ trở thành nước xuất khẩu ròng vào năm 2020. Mặc dù nói vậy, IEA ước tính giá dầu sẽ vẫn ở mức 50-70 USD/thùng – cho thấy ngay cả khi Mỹ trở thành nước xuất khẩu năng lượng (như dự đoán), đây không phải là ngành thay đổi cuộc chơi cho nền kinh tế Mỹ.

Căn cứ theo dự đoán đó, trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol đã chú ý đến thực tế là các quyết định của OPEC hôm nay có một tính chất khác trước khi có cuộc cách mạng đá phiến.

Thật vậy, bình luận của Birol là rõ ràng. Sản xuất đá phiến của Mỹ gia tăng sẽ đẩy giá dầu đi xuống trong thời gian dài. Những nước mà không nhìn thấy điều này xảy ra, chẳng hạn như Nga, hiện đang phải đối mặt với những thách thức kinh tế nghiêm trọng. Thời kỳ đổ lỗi cho các cuộc xung đột ở Trung Đông cho sự biến động giá dầu hoặc mong chờ một cách thụ động phản ứng của Nga dường như đang kết thúc, và đã đến lúc bắt đầu thay thế các báo cáo phân tích năng lượng truyền thống bằng những báo cáo không theo quy ước.

Dường như cuộc cách mạng đá phiến – chứ không phải sự can thiệp của Nga hay chiến lược của OPEC – sẽ là điều rốt cuộc làm cho giá đảo chiều.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

QNB: Nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ đang điều khiển đà tăng gần đây trong giá dầu toàn cầu

Trong một báo cáo mới nhất QNB cho biết giá đã tăng vượt mức 70 USD/thùng trong tuần trước – mức cao nhất trong vòng 3 năm – và đã tăng lên trong hầu hết quý trước đó.
QNB c..

Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 2,4 nghìn tỷ đồng

heo số liệu của Bộ Tài chính vừa công bố, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) đến hết quý 4/2016 là gần 2.400 tỷ đồng. 
Chiều 10/2, Bộ Tài chính phát đi thông tin b

Đau đầu vì giá dầu

Sau một năm kinh doanh bết bát, việc tính toán chỉ tiêu kế hoạch cho năm 2017 là một bài toán khó đối với các DN trong ngành dầu khí khi những nỗ lực trong việc ổn định gi