Lãnh đạo Nhóm Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Nga đã kêu gọi một số quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới ủng hộ gia hạn thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2018.
Thị trường đang tăng kỳ vọng các quan chức OPEC sẽ công bố việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm tại buổi họp sắp tới vào cuối tháng 11. Giá dầu đã phục hồi lên trên 60 USD/thùng trong những ngày gần đây nhờ kỳ vọng OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng sau thời điểm tháng 3/2018 để hỗ trợ giá dầu.
CNBC liệt kê 10 quốc gia sản xuất dầu hàng đầu thế giới đang được kêu gọi để hỗ trợ nỗ lực giải quyết tình trạng dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu:
Hãng tin CNBC liệt kê 10 quốc gia sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới đang được kêu gọi để ủng hộ việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC đến hết năm 2018 nhằm hạn chế tình trạng dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu.
1. Nga
Nga vượt qua Ả Rập Saudi để trở thành quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào tháng 12/2016. Thành viên không thuộc nhóm OPEC đã khai thác 10,34 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, giảm mạnh so với tháng trước đó.
OPEC cùng với những quốc gia sản xuất dầu dầu chủ chốt khác, bao gồm Nga, đã thống nhất gia hạn thực hiện thỏa thuận cắt giảm khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày đến hết quý I/2018. Mục đích nhằm giảm nguồn cung dầu dư thừa toàn cầu đã kéo dài trong 3 năm qua khiến giá dầu giảm mạnh.
2. Ả Rập Saudi
Thành viên chính của OPEC, Ả Rập Saudi bơm 9,95 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, giảm dưới 10 triệu thùng/ngày lần đầu tiên kể từ tháng 5.
Nhà sản xuất lớn nhất của OPEC đã góp phần đáng kế trong nỗ lực thực hiện cam kết cắt giảm nguồn khai thác dầu từ đầu năm nay.
3. Mỹ
Theo số liệu từ Joint Organizations Data Initiative (JODI), Mỹ sản xuất 9,34 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, ghi nhận tháng tăng thứ 3 liên tiếp.
Tổng thư ký OPEC, ông Mohammed Barkindo, đã kêu gọi các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ hỗ trợ kế hoạch giảm nguồn cung dầu toàn cầu hồi đầu tháng 10. Ông Barkindo cũng cảnh báo rằng các biện pháp chưa từng có sẽ sớm được đưa ra để cân bằng lại thị trường dầu.
Báo cáo từ Reuters cho thấy, việc gia tăng số lượng các giàn khoan dầu của Bắc Mỹ đã khiến sản lượng tại Mỹ tăng gần 10% trong năm nay, bất chấp nỗ lực cắt giảm nguồn cung để đẩy giá dầu đi lên của OPEC và một số quốc gia khác.
4. Iraq
Iraq, thành viên sản xuất dầu lớn thứ 2 của OPEC, khai thác 4,38 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, giảm từ mức 4,4 triệu thùng/ngày so với tháng 7.
Baghdad vẫn chưa giảm được sản lượng xuống mức cam kết vào mùa đông năm ngoái.
5. Canada
Theo JODI, Canada bơm 3,12 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, giảm nhẹ so với sản lượng trong tháng 7.
6. Venezuela
Venezuela sản xuất 2,1 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, thấp hơn sản lượng trong tháng trước đó.
Đầu tháng 10, Bộ trưởng Dầu mỏ Venezuela Eulogio del Pino cho biết các thành viên trong và ngoài OPEC sẽ cố gắng thuyết phục thêm 16 quốc gia nữa tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai thác để tăng cường nỗ lực tái cân bằng thị trường dầu toàn cầu.
Thỏa thuận giảm sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng dầu/ngày hiện tại đã được OPEC và 10 thành viên ngoài OPEC nhất trí kéo dài đến hết tháng 3/2018.
7. Nigeria
Theo dữ liệu ước tính từ JODI, Nigeria khai thác khoảng 1,99 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8.
Quốc gia sản xuất dầu lớn nhất châu Phi cho biết sẽ xem xét kế hoạch giảm sản xuất ngay khi sản lượng của Nigeria bình ổn trên mức khai thác được trong tháng 8.
Lãnh đạo OPEC đã cho phép Nigeria và Libya được miễn tham gia vào thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng do nội chiến đã khiến sản lượng ở cả 2 quốc gia giảm mạnh vào năm ngoái.
8. Mexico
Mexico sản xuất 1,94 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, ghi nhận tháng giảm thứ 3 liên tiếp.
Một số thành viên ngoài OPEC, gồm cả Mexico, đã ủng hộ kế hoạch cắt giảm sản lượng nhằm hạn chế tình trạng dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu.
9. Angola
Angola, thành viên của OPEC và là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ 2 châu Phi, đã khai thác 1,68 triệu thùng/ngày trong tháng 8. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp quốc gia này tăng sản lượng khai thác dầu.
10. Na Uy
Theo số liệu mới nhất được công bố trên trang JODI, Na Uy bơm 1,57 triệu thùng dầu/ngày trong tháng 8, giảm 1,62 triệu thùng so với tháng 7.
Trả lời