Diễn biến mới trên thị trường năng lượng châu Á

Trong phiên ngày 22/11, giá dầu giao dịch tại thị trường châu Á đi lên giữa bối cảnh hoạt động trung chuyển dầu từ Canada tới Mỹ bị gián đoạn, cùng với dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt giảm.

Trong phiên ngày 22/11, giá dầu giao dịch tại thị trường châu Á đi lên giữa bối cảnh hoạt động trung chuyển dầu từ Canada tới Mỹ bị gián đoạn, cùng với dự trữ dầu thô tại Mỹ sụt giảm và nỗ lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đối với thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện nay. 

Diễn biến mới trên thị trường năng lượng châu Á. Ảnh: EPA

Trên sàn giao dịch điện tử Singapore, lúc 14 giờ 53 phút (giờ Việt Nam), giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) được giao dịch ở mức 57,96 USD/thùng, tăng 1,13 USD (2%) so với mức đóng phiên trước đó. Giá dầu Brent Biển Bắc tăng 73 xu Mỹ (1,2%) lên 63,30 USD/thùng.

Các nhà giao dịch cho hay giá dầu tăng lên là nhờ nguồn cung dầu thô từ Canada đến Mỹ sụt giảm. Tập đoàn TransCanada thông báo sẽ giảm hoạt động trung chuyển của đường ống dẫn dầu Keystone ít nhất 85% trong tổng công suất chuyên chở 590.000 thùng/ngày đến cuối tháng 11. Đường ống dẫn dầu Keystone, đưa dòng dầu từ các mỏ dầu cát từ tỉnh bang Alberta đến các nhà máy lọc dầu của Mỹ, đã phải đóng cửa cuối tuần trước do sự cố rỏ rỉ dầu trên đường ống này tại khu vực bang Nam Dakota, gây thất thoát 5.000 thùng dầu.

Bên cạnh đó, thị trường năng lượng cũng được tiếp thêm sức nhờ báo cáo hàng tuần từ Viện Xăng dầu Mỹ cho thấy kho dự trữ dầu thô của nước này đã giảm khoảng 6,4 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/11. Số liệu chính thức về sản lượng và dự trữ dầu của Mỹ dự kiến sẽ được Bộ Năng công bố vào cuối ngày 22/11.

Trong khi đó, nỗ lực của OPEC trong việc hạn chế sản lượng nhằm chấm dứt tình trạng dư cung trên toàn cầu hiện nay cũng đã hỗ trợ khá nhiều cho đà tăng của giá dầu. Thỏa thuận cắt giảm sản lượng dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 3/2018, tuy nhiên OPEC sẽ nhóm họp vào ngày 30/11 tới tại Vienna để thảo luận tương lai cho thỏa thuận này.

Ngân hàng J.P.Morgan nhận định rằng thị trường dầu sẽ cân bằng trở lại trong năm 2018 khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng được gia hạn, còn nếu điều đó không xảy ra, thị trường sẽ rơi vào tình trạng dư thừa. Ngân hàng này dự báo giá dầu Brent có thể được giao dịch ở mức trung bình 58 USD/thùng trong năm 2018, còn dầu WTI ở mức trung bình 54,6 USD/thùng.

Nguồn tin: bnews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Giá dầu phục hồi có thể là con dao 2 lưỡi

Sự phục hồi gần đây của dầu thô lên mức cao gần 3 năm có thể gây bất ngờ cho các nước xuất khẩu dầu đã cam kết sẽ cắt giảm sản lượng ít nhất cho tới cuối năm 2018.
Đó là bởi vì..

Xuất khẩu dầu khí của Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại

Xuất khẩu năng lượng của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục trong năm ngoái, với dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đạt mức cao kỷ lục do sự bùng nổ của đá phiến và năm thứ hai không có hạn chế..

Nga tiếp tục khiến thị trường suy đoán trước cuộc họp OPEC

Mặc dù đã có những nỗ lực tốt nhất, Saudi Arabia vẫn chưa thuyết phục được Nga sẽ cam kết – ít nhất là không công khai – mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong và ngoài OPEC cho đến cu..

Điểm tin thị trường xăng dầu thế giới hôm nay, 28/6/2022

Giá dầu thô kỳ hạn trong giờ giao dịch châu Âu hôm thứ Ba đã tăng cao trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung ngày càng tăng sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nêu lên vấn đề công suất dự phòng đang giảm dần của OPEC với người đồng cấp, Tổng thống ..