Đối với dầu mỏ, các nguyên nhân cơ bản và niềm tin thị trường có mối quan hệ rất chặt chẽ

Niềm tin đóng vai trò quan trọng trong thị trường dầu thô. Và khi nó thay đổi, toàn bộ cảnh quan sẽ bị thay đổi và biến động đóng vai trò trung tâm. Đây là chính xác những gì đã xảy ra với các thị trường dầu thô trong vài tuần qua.

Khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tiếp tục đưa ra tin đồn trong thị trường – lên và xuống – niềm tin tiếp tục dao động, thị trường duy trì biến động.

‘Opec sẽ’ hay ‘Opec sẽ không’ vẫn là vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất. Và với xác suất của mỗi lựa chọn đi lên hoặc xuống, thị trường đã thay đổi hướng của nó. Các nguyên tắc cơ bản trong thời gian này đã được đẩy qua một bên trong khi Opec và các quyết định tiếp theo của nó đã trở thành tâm điểm gây chú ý.

Và Opec thích điều này, điều khiển được hai phía của cả bức tranh. Đối với một số người có vẻ như các nhà sản xuất đã trở lại vị thế người điều khiển thị trường.

Thật vậy, tổ chức này đang hứng chịu áp lực, công khai và bí mật, từ Washington – để làm nguội thị trường dầu thô quá nóng. Về mặt chính trị và chiến lược, Opec không ở một vị thế, cũng không chuẩn bị để đón nhận sự phẫn nộ của Washington. Tổ chức này ít nhất cũng phải làm như, đang tuân theo mong muốn của Washington.

Một số nguyên tắc cơ bản cũng ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ. Tình trạng hỗn độn chính trị của Iran, nguồn cung tồi tệ hơn của Venezuela, tăng trưởng nguồn cung của Mỹ – tất cả đều đang gây sức ép lên thị trường, nhưng mọi cặp mắt vẫn tập trung vào động thái tiếp theo của Opec trên bàn cờ năng lượng toàn cầu.

Như Moscow đã quan ngại, Tổng thống Putin đã thẳng thắng nói rằng một mức giá 60 USD/thùng là tốt. “Chúng tôi không quan tâm đến sự gia tăng liên tục của giá năng lượng và dầu,” ông Putin nói với các phóng viên tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St. Petersburg, nói thêm rằng Nga và Opec không có kế hoạch duy trì  cắt giảm sản lượng hiện tại. “Nếu bạn hỏi tôi mức giá hợp lý là gì, tôi sẽ nói rằng chúng tôi hoàn toàn hài lòng với 60 đô la một thùng.”

Saudi Arabia, ông vua của Opec, đã không thẳng thắng với chiến lược và mục tiêu của mình. Tại một thời điểm trong những tuần vừa qua, các tín hiệu từ Riyadh cho biết họ đang nhắm mục tiêu giá 80 đô la một thùng  hoặc thậm chí nhiều hơn. Nhưng với Tổng thống Trump thể hiện sự bực mình của mình với các thị trường dầu mỏ quá nóng, Riyadh phải lùi bước. Các tín hiệu từ Riyadh gợi ý rằng họ đang làm việc theo cách để hạ nhiệt thị trường. Các báo cáo ban đầu cho thấy sản lượng tăng 1 triệu thùng/ngày đang được thảo luận giữa các bên liên quan chính.

Nhưng sự do dự cũng có vẻ được cảm thấy trong các quyết định của Saudi. Xét cho cùng, để cân bằng ngân sách của mình, đáp ứng nguyện vọng của dân số trẻ trong nước và có được định giá ‘đúng’ của Aramco IPO, Riyadh rất cần có thể nguồn petrodollar bổ sung.

Trong bối cảnh này, Riyadh dường như không chắc chắn về con đường mà nước này sẽ áp dụng. Đầu tuần trước, khi có thông báo rằng Nga và Saudi Arabia đang cân nhắc việc tăng sản lượng dầu để ‘giảm bớt lo ngại về nguồn cung và lo lắng của thị trường’, thị trường đã giảm mạnh, chốt phiên thứ Hai tuần trước ở mức thấp nhất kể từ ngày 8 tháng 5. Dầu ở New York đã giảm khoảng 5 phần trăm kể từ khi các gợi ý nới lỏng hạn chế nguồn cung được nói. Điều này đi ngược lại các mục tiêu của Saudi.

Nhưng vào giữa tuần trước, các tín hiệu từ Riyadh trở nên hỗn độn. Sau khi ban đầu báo hiệu họ có thể đồng ý tăng sản lượng, họ có vẻ như đi ngược lại, phát tín hiệu rằng sản xuất sẽ chỉ tăng lên vào cuối năm và cho đến lúc đó việc kiểm soát nguồn cung hiện tại sẽ vẫn giữ nguyên.

Một nguồn tin vùng Vịnh thông thuộc các ý định của Saudi nói với Reuters, rằng Saudi Arabia, các nước Opec khác và đồng minh ngoài Opec của họ nhắm vào một hiệp ước toàn cầu về cắt giảm nguồn cung cấp dầu cho đến cuối năm 2018. Nguồn tin này nhấn mạnh rằng các nhà sản xuất sẵn sàng thực hiện các điều chỉnh dần dần để bù đắp mọi thiếu hụt nguồn cung. Thị trường đã củng cố với giá cả ổn định hơn.

Vào cuối tuần, mọi thứ bắt đầu hạ nhiệt trở lại, khi tín hiệu từ Riyadh dường như làm rối loạn thị trường.

Tất cả điều này đều đồn đoán về giá cả – lên và xuống. Và Opec thích điều này.

Sản lượng tăng của Mỹ cũng giúp làm nguội thị trường. Sản lượng dầu thô Mỹ tăng 215.000 thùng/ngày lên 10,47 triệu thùng/ngày trong tháng 3, mức cao kỷ lục, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết trong một báo cáo hàng tháng hôm thứ Năm tuần trước.

Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ cũng tăng 1 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 25/5 lên 434,9 triệu thùng, theo số liệu từ nhóm ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ, mặc dù các nhà phân tích dự đoán giảm 525.000 thùng.

Nhưng đối với một loạt các lý do, Opec không thể chỉ nói mà đúng hơn là, cần phải được xem như là thực hiện các bước cụ thể. Cho đến thời điểm này thị trường đang bối rối và do đó dễ biến động. Nhưng điều đó sẽ cần phải thay đổi. Washington mong muốn như vậy. Do đó, các cặp mắt vẫn dõi theo động thái tiếp theo của Opec và Nga.

Nguồn: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

“Phá cùm” kinh doanh xăng dầu: Lợi người bán, tốt người mua

Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ giúp quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp tăng lên, mở rộng quy mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh, từ đó mang lại lợi ích cho người tiêu d

Bình Dương- ​Nhức nhối gian lận xăng dầu

     Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 28 khu công nghiệp, 24.600 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, hệ thống giao thông đường bộ thuận lợi, kết nối trên nhiều tỉnh, thành p..

Giá dầu “chới với” khi cuộc chiến dầu mỏ Mỹ-OPEC vẫn chưa ngừng

 Giá dầu kết phiên 13/11 tăng giảm trái chiều sau khi OPEC cho biết sản lượng dầu mỏ giảm trong tháng 10, nhưng số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy sản lượng dầu đá phiến ở nước này sẽ tăng.
OPEC ..

Nga đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến nguồn cung khí đốt tới châu Âu thấp hơn

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm thứ Năm cho biết lưu lượng khí đốt của Nga giảm qua Nord Stream tới châu Âu là do hậu quả của các lệnh trừng phạt của EU đã tạo ra “khó khăn kỹ thuật” trong việc sửa chữa thiết bị cho đường ống.
Hãng t..