Đồng rúp mạnh hạn chế hiệu quả của thỏa thuận cắt giảm sản lượng đối với Nga

   Một đồng rúp mạnh đang giảm hy vọng của các nhà sản xuất dầu mỏ và chính phủ Nga về việc tăng lợi nhuận từ một thỏa thuận hạn chế sản lượng toàn cầu, mà đã được thiết kế để nâng giá và giảm tồn kho dầu thô.

Giá dầu thô Ural của Nga đã tăng khoảng 20 cent kể từ khi OPEC và 11 nhà sản xuất lớn khác, dẫn đầu là Nga, cuối năm ngoái đã đồng ý cắt giảm sản lượng trong nửa đầu năm nay.

Trong cùng khoảng thời gian đó, đồng rúp đã tăng khoảng 10% so với đồng đô la, làm xói mòn mức tăng giá dầu thô Nga. Thu ngân sách của chính phủ Nga từ xuất khẩu dầu mỏ cũng giảm khi đồng tiền này mạnh lên.

Giá dầu thô Ural chỉ dưới 3.000 rúp/thùng vào ngày 13/4, cùng mức giá hồi cuối tháng 11. Giá dầu này đã giảm xuống mức thấp 2.686 rúp vào ngày 24/3.
Alexander Kornilov tại công ty môi giới Aton trụ sở tại Moscow cho biết “đồng rúp đã khiến các công ty dầu mỏ suy giảm – các kết quả quý 1 sẽ là tồi tệ hơn do đồng rúp mạnh”.
Công ty Russneft quy mô trung bình của Nga, sản xuất khoảng 140.000 thùng/ngày, cho biết giá dầu tăng không bù được dưới dạng rúp những nỗ lực hạn chế sản lượng.

Công ty này cho biết bằng email bình luận cho Reuters “so sánh với quý 4, giá của một thùng dầu dưới dạng rúp là gần như không đổi”, bổ sung rằng giá dầu nên trong khoảng từ 3.400 rúp tới 3.600 rúp/thùng.

Gazprom Neft, một trong ba nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu của Nga, cho biết họ có kế hoạch năm 2017 chiết suất 89,2 triệu tấn hydrocarbons (1,7 triệu thùng/ngày), tăng 3% so với năm 2016. Họ từ chối bình luận về đồng rúp.

Rosneft và Lukoil đã từ chối bình luận. Surgutneftegaz và Tatneft đã không đáp lại yêu cầu bình luận của Reuters.

Bộ Năng lượng cho biết trong email bình luận với Reuters rằng giá trong khoảng 55 USD tới 60 USD là hoàn toàn tốt cho tất cả các nhà sản xuất dầu mỏ. Dầu thô Brent kỳ hạn khoảng 56 USD/thùng trong ngày 13/4.

Bộ đã từ chối bình luận về việc liệu đồng rúp mạnh có làm thỏa thuận cắt giảm sản lượng kém thu hút với Nga.

OPEC đang hạn chế sản lượng khoảng 1,2 triệu thùng/ngày từ 1/1/2017 trong 6 tháng. Nga, nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới, và các nhà sản xuất khác ngoài OPEC đã đồng ý cắt giảm khoảng 600.000 thùng/ngày. Nga đã tuân thủ khoảng 83% sản lượng cắt giảm.

Sau khi hiệp ước này được ký kết, Tổng thống Nga, Vladimir Putin cho biết ngân sách liên bang có thể mang lại 1,75 nghìn tỷ rúp (31 tỷ USD) bổ sung vào doanh thu do giá dầu tăng và các công ty có thể kiếm được 750 tỷ rúp.

Nhưng nếu đồng rúp vẫn ổn định tại những mức hiện nay, thu nhập tăng thêm từ dầu và khí đốt cho kho bạc chính phủ sẽ là 1 nghìn tỷ rúp, theo tính toán của Bộ trưởng Tài chính Nga. Bộ Tài chính đã ước tính rằng đồng rúp được định giá quá cao từ 10 tới 12%.

Bộ trưởng Năng lượng Alexander Novak cho biết ông đã không nhận được lời phàn nàn từ các công ty dầu mỏ cho đến nay và ông đã lên kế hoạch gặp các nhà sản xuất trong tháng này.

OPEC sẽ nhóm họp vào 25/5 và đang xem xét liệu có kéo dài thỏa thuận ngoài tháng 6 hay không. Hầu hết các thành viên đang nghiêng về hướng này, nếu tất cả các nhà sản xuất gồm cả các nhà sản xuất ngoài OPEC đồng ý.

Nga đã không công khai cho biết liệu họ có hỗ trợ kéo dài thời gian cắt giảm nguồn cung không, nhưng thận trọng về sự hồi phục của sản lượng dầu đá phiến Mỹ do giá dầu tăng.

Nguồn tin: Viananet

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Liệu Saudi Arabia sẽ thúc đẩy sản lượng khai thác?

Iran kêu gọi OPEC tôn trọng thỏa thuận cắt giảm sản lượng vì tweet của Trump tweet đã khiến giá giảm mạnh.
Giá dầu giảm trở lại từ mức cao nhất trong 4 năm hôm thứ Hau sau khi Donald Trump báo hi..

Bán xăng dầu không đạt chuẩn, doanh nghiệp bị phạt gần 1 tỷ đồng

Ngày 24/2, tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa ra quyết định xử phạt 2 doanh nghiệp xăng dầu đóng trên địa bàn có hành vi mua bán xăng dầu không đạt tiêu chuẩn chất lượng. 
..

Giá dầu tụt mạnh, PVN triển khai các giải pháp “thắt lưng buộc bụng”

Việc giá dầu thô đang có xu hướng điều chỉnh giảm đã tạo ra một áp lực lớn cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh cũng n..

Dự báo CPI năm 2021 tăng dưới 4%

  Giá cả hàng hóa, dịch vụ đang có chiều hướng tăng khi Tết Tân Sửu đang đến gần, nhưng theo các chuyên gia khả năng giữ được Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2021 dưới 4% l