Dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và xăng dầu giai đoạn 2025-2035

Để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam và xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu trong nước, Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty CP Tư vấn Xây dựng Petrolimex xây dựng Dự thảo lấy ý kiến về Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Theo đó, đối tượng quy hoạch hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu bao gồm: Dự trữ nhà nước, dự trữ sản xuất và dự trữ thương mại (kể cả các kho ngoại quan xăng dầu); không quy hoạch các kho của lực lượng vũ trang (quân đội, công an) cung cấp xăng dầu trong nội bộ ngành.

Phạm vi quy hoạch trên cả nước, gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1. Mục tiêu chung: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị – xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

Quy hoạch hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt nam và phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường xăng dầu trong nước. Phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam nhằm bình ổn thị trường tiêu thụ sản phẩm xăng dầu trong nước, ổn định năng lực sản xuất của các nhà máy lọc hóa dầu, bảo đảm an ninh năng lượng. Giảm thiểu các tác hại đối với nền kinh tế trong trường hợp nguồn cung dầu thô và sản phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới có sự giảm bất thường và góp phần tăng hiệu quả kinh tế nhất định trong trường hợp giá dầu trên thế giới tăng đột biến. Đồng thời, phát huy tối đa khả năng của các loại hình dự trữ, đồng thời có thể ứng cứu nhanh nhất trong các tình huống khẩn cấp. Gắn kết yêu cầu phát triển về khối lượng với yêu cầu hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật ngành xăng dầu – dầu khí. Khai thác và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong đầu tư xây dựng, sử dụng hợp lý quỹ đất và nguồn vốn đầu tư, phát triển hợp lý về quy mô và công suất kho cảng. Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Hoạch định các chính sách dự trữ phù hợp theo từng giai đoạn phát triển kinh tế – xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong nước tham gia đầu tư, kinh doanh và tính đến yếu tố hội nhập của nền kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể: Trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò dầu khí, phấn đấu trước năm 2035 cơ bản đánh giá được trữ lượng dầu khí trên đất liền và thềm lục địa Việt Nam.

Gia tăng trữ lượng dầu khí giai đoạn 2016-2020: 140-200 triệu tấn quy dầu trong đó trong nước 100- 150 triệu tấn, nước ngoài 40-50 triệu tấn. Giai đoạn 2021-2025: 140-210 triệu tấn quy dầu trong đó trong nước 100- 150 triệu tấn, nước ngoài 40-60 triệu tấn. Giai đoạn 2026-2035: 300-420 triệu tấn quy dầu trong đó trong nước 200- 300 triệu tấn, nước ngoài 100-120 triệu tấn.

Lĩnh vực khai thác dầu khí, phấn đấu giai đoạn 2016-2020, sản lượng khai thác dầu trong nước hàng năm đạt 10-15 triệu tấn/năm, nước ngoài đạt 2-3 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 10-11 tỷ m3/năm.

Giai đoạn 2021-2025, sản lượng khai thác dầu trong nước hàng năm đạt 6-12 triệu tấn/năm, nước ngoài đạt trên 2 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 13-19 tỷ m3/năm.

Giai đoạn 2026-2035: sản lượng khai thác dầu trong nước hàng năm đạt từ 5-12 triệu tấn/năm, nước ngoài đạt trên 2 triệu tấn/năm và sản lượng khai thác khí đạt 17-21 tỷ m3/năm.

Hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam gồm có dự trữ thương mại, dự trữ sản xuất và dự trữ Quốc gia.

1. Hệ thống dự trữ sản xuất

Dự trữ sản xuất tại các nhà máy lọc hóa dầu bao gồm dầu thô và sản phẩm xăng dầu do chủ đầu tư doanh nghiệp sản xuất, bảo đảm lượng dầu thô và sản phẩm xăng dầu tối thiểu lưu chứa thường xuyên tại các nhà máy lọc hóa dầu, trong điều kiện hoạt động bình thường cần tối thiểu đạt mức 15 ngày sản xuất đối với dầu thô và 10 ngày sản xuất đối với sản phẩm xăng dầu

1. Hệ thống dự trữ thương mại

Dự trữ xăng dầu thương mại tại các kho đầu mối nhập khẩu xăng dầu và kho tuyến sau nhằm ổn định nhu cầu thị trường trong nước do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện

Từ năm 2016 đến năm 2025, dự trữ xăng dầu thương mại tối thiểu ổn định ở mức 30 ngày nhu cầu

1. Hệ thống dự trữ quốc gia

Dự trữ quốc gia do Nhà nước sở hữu, giao cho các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện tàng trữ và quyết định để điều phối cho thị trường khi có các tình huống khẩn cấp (khủng hoảng nguồn cung, đột biến về giá …)

Trong năm 2016, lượng sản phẩm xăng dầu dự trữ đạt khoảng 0,4 triệu tấn. Đến năm 2025, dự trữ quốc gia sẽ bao gồm hai loại dầu thô và sản phẩm xăng dầu với quy mô đạt khoảng 20 ngày nhập ròng. Đến năm 2035, dự trữ quốc gia sẽ bao gồm hai loại dầu thô và sản phẩm xăng dầu với quy mô đạt khoảng 30 ngày nhập ròng.

2. Hiện trạng hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu

Tính đến 30 tháng 11 năm 2016 cả nước có 5,316 triệu m3 kho chứa xăng dầu, trong đó có 3,29 triệu m3 kho đầu mối, 0,938 triệu m3 kho tuyến sau, 0,5 triệu m3 kho ngoại quan, 0,1 triệu m3 kho của các nhà máy, xí nghiệp, sân bay và 0,44 triệu m3 kho sản phẩm của các NMLD; tương ứng với tổng số 223 kho xăng dầu; trong đó có: 132 kho có sức chứa đến 5.000 m3; 83 kho có sức chứa từ 5.000 m3 đến 100.000 m3; 8 kho có sức chứa trên 100.000 m3; còn nhiều kho xăng dầu đã xuống cấp, lạc hậu về công nghệ cần tiếp tục cải tạo, nâng cấp.

Hệ thống kho cảng tiếp nhận đầu mối phân bổ ở các vùng cung ứng đáp ứng được nhu cầu phân phối xăng dầu, quyền sở hữu đang xã hội hóa mạnh mẽ với 29 doanh nghiệp đầu mối. Hệ thống kho cảng đầu mối phát triển rất nhanh, tại khu vực Nam bộ tạo thuận lợi để dự trữ kinh doanh trong điều kiện giá cả xăng dầu biến động bất thường trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, tại khu vực Bắc bộ nhiều dự án có trong quy hoạch không được triển khai.

Hệ thống kho tuyến sau còn thiếu, một số kho phải giải tỏa di rời theo quy hoạch của các địa phương và của các doanh nghiệp.

Về cấp độ khoa học công nghệ và hệ thống kỹ thuật kèm theo đã có những tiến bộ đáng kể, đã đầu tư công nghệ mới, thiết bị công nghệ, đo lường, an toàn PCCC, xử lý chất thải…

Sức chứa dành cho dự trữ Quốc gia xăng dầu còn thiếu, cần bổ sung cho cả dầu sản phẩm và dầu thô cho các NMLD.

3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và cân đối cung cầu

Dự kiến năm 2020, cả nước tiêu thụ 19,4-19,6 triệu tấn, năm 2025 cả nước tiêu thụ khoảng 24,2-24,8 triệu tấn, năm 2025 cả nước tiêu thụ khoảng 29,7-31,2 triệu tấn và năm 2035 cả nước tiêu thụ 35,9-38,5 triệu tấn xăng dầu nhiên liệu.

Bảng 1. Quy hoạch phát triển các nhà máy lọc dầu 

  Công suất Tiến độ Dự kiến thời điểm có  
  TT Tên dự án chế biến, triển khai sản phẩm  
      (triệu tấn)      
             
  1 Liên hợp lọc hóa dầu 10 2014-2017 Quý 4-2017  
    Nghi Sơn        
             
  2 Mở rộng NMLD 8,5 2018-2021 2021  
    Dung Quất        
             
  3 NMLD thứ ba 10 2021-2026 2026  
             
  5 Mở rộng LHLHD 20 Sau 2025 2031  
    Nghi Sơn  

Dự kiến sản lượng sản phẩm các nhà máy lọc dầu của Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến năm 2035 như sau:

Bảng 2. Dự kiến tiêu thụ dầu thô và sản lượng sản phẩm xăng dầu của các NMLD đến năm 2025, định hướng đến năm 2035

TT Nhà máy lọcdầu Nguyênliệu dầu

thô,

(TrT/năm)

Sản phẩm ( triệu tấn/năm) Tổng  
Xăng Diesel JetA1/KO Mazut  
1 Dung Quất 6,5 2,608 2,425 0,216 0,359 5,608  
                 
2 Dung Quất mở 8,5 3,008 2,775 0,675 0,292 6,750  
rộng
               
                 
3 Nghi Sơn 10 2,306 3,674 0,592 0 6,572  
                 
4 Nghi Sơn mở 20 4,612 7,348 1,184 0 13,144  
rộng
               
                 
5 Vũng Rô 8 1,893 2,220 0,490 0 4,602  
                 
6 Nam Vân Phong 10 3,217 3,173 0,134 0,157 6,681  
                 
  Tổng              
               
Phương án 2 nhà máy DQ NS            
                 
  Năm 2020 16,5 4,914 6,099 0,808 0,359 12,180  
                 
  Năm 2025 18,5 5,314 6,449 1,267 0,292 13,322  
                 
  Năm 2030 18,5 5,314 6,449 1,267 0,292 13,322  
                 
  Năm 2035* 28,5 7,62 10,123 1,859 0,292 19,894  
               
Phương án có thêm 02 NMLD            
                 
  Năm 2020 16,5 4,914 6,099 0,808 0,359 12,180  
                 
  Năm 2025 26,5 7,207 8,669 1,757 0,292 17,924  
                 
  Năm 2030 36,5 10,424 11,842 1,891 0,449 24,605  
                 
  Năm 2035 46,5 12,730 15,516 2,483 0,449 31,177

Ghi chú: Giả thiết năm 2021-2025 có sản phẩm NMLD Vũng Rô, năm 2026-2030 có sản phẩm NMLD Nam Vân Phong và năm 2031-2035 có sản phẩm mở rộng NMLD Nghi Sơn

Sức chứa kho dầu thô và các kho chứa sản phẩm xăng dầu của các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam đến 2025, tầm nhìn đến năm 2035:

Bảng 3: Quy mô, cơ cấu dự trữ sản xuất của các NMLD ở Việt Nam

Năm 2020 2025 2030 2035
         
Sức chứa kho, 1000 m3        
         
Trường hợp cơ sở chỉ có 2 NMLD        
DQ NS (theo số liệu của các dự án)        
         
Dầu thô 1.423 1.676 2.614 2.614
         
Sản phẩm 823 1.043 1.043 1.056
         
Tổng 1.423 1.676 2.614 2.614
         
Trường hợp tối đa có thêm 02NMLD        
         
Dầu thô 1.423 2.446 3.349 4.287
         
Sản phẩm 823 1.603 2.083 2.097
         
Tổng 2.246 4.049 5.432 6.384

Bảng 4: Định hướng phát triển dự trữ thương mại nội địa

Đơn vị: triệu m3

Năm 2020 2025 2030 2035
Sức chứa kho đầu mối tuyến sau 4,25 4,87 5,64 6,51
Tính thêm các kho cấp phát của các xí nghiệp, nhà máy, sân bay (số liệu 2016) 0,11 0,11 0,11 0,11
Tính thêm sức chứa kinh doanh tái xuất (số liệu 2015) 0,22 0,22 0,22 0,22
Tổng 4,58 5,2 5,97 6,84
         
Dự trữ 60% 2,75 3,12 3,58 4,10
         
Quy đổi triệu tấn 2,20 2,50 2,87 3,28
         
Ngày nhập ròng 55 44 38 34
         
Ngày nhu cầu 40,5 36 33 30,5

4. Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ

Dự trữ sản xuất gắn liền với xây dựng các NMLD. Theo thiết kế của các NMLD, kho dự trữ dầu thô nguyên liệu đã bảo đảm 15 ngày sản xuất và kho sản phẩm đã bảo đảm 7-10 ngày sản xuất.

Đầu tư phát triển hệ thống kho chứa dầu thô, sản phẩm xăng dầu dự trữ quốc gia: Trong giai đoạn 2016-2025 ngoài 500.000m3 đang thuê kho của các doanh nghiệp, cần xây mới tối thiểu 01triệu m3 kho chứa dầu thô và 500.000 m3 kho chứa xăng dầu (thuê của các doanh nghiệp).

Bảng 5: Xây dựng thêm sức chứa kho thương mại và kho ngoại quan

Đơn vị: 1.000m3

TT Loại hình xây dựng 2017-2020 2021-2025 Tổng cộng
         
1 Kho cảng đầu mối 1.461 1.173 2.634
         
2 Kho cảng tuyến sau 179 138 371
         
3 Kho ngoại quan 1.370 940 2.310

Đầu tư hệ thống vận tải xăng dầu đường ống:

– Cải tạo, nâng cấp hệ thống đường ống dẫn chính B12 của Petrolimex

– Xây dựng một số tuyến ống mới trong giai đoạn 2016-2025 gồm:

– Nối kết kho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn – Thanh Hoá với kho xăng dầu Hà Nam (thuộc hệ thống B12), với chiều dài khoảng 226 km.

– Nối kết kho cảng Quy Nhơn- Phú Hoà với kho Bắc Tây Nguyên ở Gia Lai, với chiều dài khoảng 180km.

– Phối hợp với PetroLao của nước CHDCND Lào xây dựng tuyến ống từ Hòn La-Quảng Bình qua khu vực của khẩu Cha Lo sang Thakhet-Khăm Muộn, bảo đảm sử dụng hợp lý tài nguyên cũng như an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường

5. Tổng ước toán vốn đầu tư

Tống ước toán vốn đầu tư phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu như sau:

Bảng 6: Tổng ước toán vốn đầu tư

Vốn đầu  Giá trị, tỷ đồng Giá trị, triệu USD
Tổng 2016-2020 2021-2025 Tổng 2016-2020 2021-2025
Hệ  thốngdự trữ thương mại 55.167,7 44.136,3 11.031,4 2.590,0 2.072,1 517,9
Hệ  thống dự trữ quốc gia 44.517,1 20.780,6 28.359,0 2.307,0 975,6 1.331,4
Hệ  thống vậntải xăng dầu 46.118 21.785 24.333 2.165,2 1.022,8 1.142,4
Tổng cộng 145.802,8 86.701,9 63.723,4 7.062,2 4.070,5 2.991,7

6. Giải pháp tổ chức thực hiện:

Dự thảo quy hoạch cũng nêu một số giải pháp chủ yếu về: Vốn đầu tư; về tổ chức, quản lý; tài chính; đất đai; tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức mua dầu thô, sản phẩm xăng dầu dự trữ và đơn vị quản lý, bảo dưỡng, duy trì kho dự trữ; về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách phát triển thị trường xăng dầu; phát triển nhân lực; khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; bảo vệ môi trường; tham gia các hiệp ước, tổ chức, liên minh dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn tin: Petronews.vn

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Venezuela là nguy cơ số một với thị trường dầu mỏ

 
Theo CNBC, IEA cho rằng Venezuela có thể vẫn là nguy cơ lớn nhất trong số các nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới trong báo cáo hằng tháng. Tổ chức có trụ sở ở Paris (Ph

Lâm Đồng: Bắt quả tang cây xăng gian lận

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tỉnh Lâm Đồng và Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Di Linh (Lâm Đồng) vừa bắt quả tang một cây xăng của Công ty TNHH Việt Khang (xã Đinh Trang Thượng, huyện Di Linh) ..

Lo điểm nghẽn Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, quy mô hơn 9 tỷ USD đang ở vào giai đoạn xây dựng cuối cùng trước khi vận hành thương mại. 
Đã giải ngân 6,7 tỷ USD
Tính đến cuối n..

Nhóm dầu khí bị bán tháo, Vn-Index mất 17 điểm

 Chịu áp lực bán cao, nhiều cổ phiếu nhóm dầu khí giảm mạnh kéo Vn-Index tuột mất hơn 17 điểm.
Nhà đầu tư đang đều chờ đợi diễn biến trong phiên tiếp theo, phiên mà lượng hàn..