Đừng lãng phí mức tăng của dầu mà không có một thảo thuận

Một số nhà quan sát cho hay, ngay trước hội nghị của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), thị trường dầu mỏ “không thể tìm được phương hướng” và “giá đang ở trong mô hình duy trì”. Trước đó, mọi người đã dự báo rằng Opec và ngoài Opec sẽ mở rộng thời hạn cắt giảm sản xuất 1,8 triệu thùng/ngày đến cuối năm 2018. Chỉ mới gần đây có sự kỳ vọng này mới bị nghi ngờ.

Hiệp định của các nhà sản xuất đã làm nên điều kỳ diệu bằng cách tăng giá từ mức dưới 30 USD một thùng vào đầu năm 2016 lên trên 60 USD gần đây. Có lẽ mức tăng trong những tuần gần đây đã vượt quá mong đợi, do những rủi ro về địa chính trị mới trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông và các vấn đề chưa được giải quyết ở một số nước sản xuất như Nigeria, Libya và Venezuela.

Nếu mục đích của “Tuyên bố Hợp tác” của các nhà sản xuất là giảm bớt tồn kho dầu mỏ, thì chúng ta có một câu chuyện thành công. Tồn kho thương mại của OECD giảm từ mức cao hơn trung bình 5 năm là 380 triệu thùng trong tháng 2 năm 2016 xuống còn 154 triệu thùng vào tháng 9 năm 2017. Tuy nhiên, vẫn còn một chặng đường dài trước mắt và việc cắt giảm sản lượng sẽ không  gỡ bỏ được tồn kho dưa thừa vào tháng 3 năm 2018, do bị hạn chế bởi sản xuất ngoài thỏa thuận Opec, đặc biệt là ở Mỹ.

Ngoại trừ Trung Quốc, các kho dự trữ toàn cầu đã giảm đi ở mọi khu vực khác, bao gồm các kho dự trữ dầu trên tàu chở dầu. Triển vọng cho năm 2018 hỗ trợ việc tiếp tục kiềm chế sản xuất vì sản xuất ngoài Opec dự kiến ​​sẽ tăng hơn 1 triệu thùng/ngày, theo Opec và 1,4 triệu thùng/ngày theo IEA. So với tăng trưởng nhu cầu lần lượt là 1,51 và 1,3 triệu thùng/ngày, không có cơ hội nào để nhà sản xuất nào trong hiệp ước tăng sản lượng, đặc biệt là khi mức tuân thủ không phải là 100%.

Và có sự không chắc chắn về tiềm năng sản xuất của Nigeria và Libya. Nếu các con số của IEA là đúng, thì có một nguy cơ tồn kho có thể tăng trở lại bất kể thỏa thuận nào của Opec.

Giá dầu thô Brent là 63,47 USD/thùng, cao hơn mức giá dự kiến ​​trước đó. Điều này có thể là đưa ra tín hiệu sai cho một số nước tham gia cắt giảm sản xuất rằng công việc đà hoàn thành và không cần phải gia hạn hơn nữa.

Một số đánh giá về giá cả, có lẽ phần lớn là do ấn tượng rằng cắt giảm sẽ được kéo dài. Mọi người đã tại ra ấn tượng này quá và bây giờ nó là một gánh nặng cho các cuộc họp sắp tới vào ngày 30 tháng 11.

Có những đồn đoán nói rằng Nga đang xem xét trì hoãn quyết định mở rộng cắt giảm vì bộ trưởng dầu Nga đã ngụ ý rằng quyết định là quá sớm. Thậm chí sự ủng hộ của Tổng thống Vladimir Putin trong việc kéo dài cắt giảm đến cuối năm 2018 được “nhận xét là một lời nhắc nhở  rằng tháng 11 là quá sớm để quyết định.”

Đồng thời, Gazprom, một công ty dầu lớn của Nga được cho là đang chống lại bất kỳ sự gia hạn nào do các dự án mới mà công ty này dự định sẽ bắt đầu vào năm 2018. Tuy nhiên, các công ty Nga khác, bao gồm công ty lớn nhất Rosneft, không chống lại việc gia hạn.

Bộ trưởng Kinh tế Nga Maxim Oreshkin gần đây đã bình luận rằng “bởi vì thỏa thuận của Opec, chúng tôi có một tác động tiêu cực trực tiếp từ sản xuất dầu, cũng như những ảnh hưởng gián tiếp liên quan đến hoạt động đầu tư thấp do giới hạn sản xuất.” Ông đang phản ánh quan điểm giá dầu thấp hơn có thể mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế Nga để duy trì khả năng cạnh tranh, động lực để đa dạng hóa, cũng như không mong muốn tạo ra lợi thế canh tranh cho đầu tư năng lượng tái tạo.

Mặc dù những ý tưởng này có thể được cho rằng không bao giời kết thúc, giá dầu thấp chưa bao giờ là lợi thế cho bất kỳ nhà sản xuất nào và ngay cả đối với người tiêu dùng về lâu dài. Câu hỏi đặt ra là chúng ta chưa được biết mức giá thấp mong muốn để đạt được những lợi thế cho nền kinh tế Nga.

Quyết định của Nga sẽ khó được thực hiện bởi các công ty dầu mỏ. Chính phủ biết rõ rằng việc rời khỏi thỏa thuận sẽ khiến giá dầu sụt giảm và mất đi sự phục hồi đạt được trong năm nay. Đồng thời, ý nghĩa chính trị đối với Nga sẽ rất lớn đối với việc đánh mất uy tín của mình.

Tuy nhiên, có một giải pháp ôn hoà hơn. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid Al Falih đã nói rằng ông đang tìm kiếm sự đồng thuận và muốn có một quyết định rõ ràng trong các cuộc họp sắp tới, bao gồm cả “một phần mở rộng” và ông tin rằng Nga sẽ tham gia.

Trong khi việc mở rộng cắt giảm đến cuối năm 2018 là không chắc chắn, những người tham gia “Tuyên bố Hợp tác” có thể công bố một sự gia hạn nhưng không công bố khoảng thời gian gia hạn cho đến một thời điểm nào đó sau cuộc họp.

Giá có thể giảm nhưng không đến mức không thể chấp nhận. Và có lẽ thị trường sẽ quay trở lại dao động trong biên độ giá từ 50 USD đến 60 USD một thùng.

Nguồn: xangdau.net/Gulfnews

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Không tính chuyện sử dụng lại xăng RON92

Sau khi xăng sinh học E5 đưa vào sử dụng trên toàn quốc được khoảng ba tháng nay, một số doanh nghiệp (DN) đã phản ánh rằng lượng tiêu thụ loại xăng này hơi thấp, đồng thời kiến nghị cho ph

Giá xăng dầu hôm nay 30/6: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 30/6/2022. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất hôm nay 30/6.
Giá xăng dầu thế giới hôm nay 30/6
Ghi nhận vào lúc 7h00 ngày 30/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent giao ở mức ..

Khi cuộc chiến thương mại nóng lên, Trung Quốc ám chỉ đến ‘Petro-Yuan’ sớm

Trong nỗ lực làm cho đồng tiền của mình trở nên quốc tế hơn và phá vỡ sự thống trị toàn cầu của đồng đô la Mỹ, Trung Quốc đang trong giai đoạn đầu chuẩn bị cho việc thanh toán dầu nhập khẩu bằng n..

Làn sóng đại dịch Covid-19 lần thứ hai có thể phá hủy quá trình phục hồi nhu cầu nhiên liệu

Theo ý kiến của nhiều giám đốc điều hành các công ty dầu khí và hàng hóa toàn cầu, sự bùng phát trở lại của nhiều ca nhiễm Covid-19 tại nhiều khu vực trên thế gi..