Đừng tin giá dầu sẽ tăng thêm sau thông báo về Iran của Trump

·        Giá dầu có thể sẽ không tăng thêm nữa ngay cả khi Mỹ tự mình chấm dứt và rút khỏi thỏa thuận Iran, theo Alejandro Barbajosa, phó chủ tịch của Argus Media.

·        Giá gần đây đã được nâng lên bởi những lo ngại về việc Washington tái áp đặt biện pháp trừng phạt đối với Iran.

·        Khả năng sản lượng dầu Iran sụt giảm có thể tạo ra một “chiến lược rút lui” cho các thành viên còn lại của OPEC.

Giá dầu, đã tăng lên vì lo lắng về việc Washington có thể rút khỏi thỏa thuận Iran, có khả năng sẽ không tăng cao hơn nữa ngay cả khi Mỹ cuối cùng rút khỏi thỏa thuận, theo một chuyên gia.

Thị trường đã tính đến ảnh hưởng có thể của việc tái trừng phạt Iran, hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ ba trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Alejandro Barbajosa, phó chủ tịch của Argus Media cho biết: “Chúng ta đã chứng kiến ​​sự lạc quan đó được định giá trong vài tuần qua. Thị trường đã phản ứng trước kỳ vọng về nguồn cung ít hơn sắp tới”.

Kết quả là, giá dầu sẽ khó tăng trong tình hình hiện tại, Barbajosa nói.

Quả thực, giá dầu đã giảm trong phiên giao dịch sáng thứ Ba ở châu Á, sau một dòng tweet từ Tổng thống Donald Trump rằng ông sẽ công bố quyết định của mình về thỏa thuận Iran vào lúc 2 giờ chiều ngày 8/5 (tức 1h sáng ngày 9/5 theo giờ VN).

Hiệp ước năm 2015 đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran đổi lại nước này phải hạn chế chương trình hạt nhân của mình và cho phép kiểm tra thường xuyên các cơ sở nguyên tử của nó. Mỹ đã đồng ý với những điều khoản này, và Iran dường như không vi phạm thỏa thuận này, nhưng chính quyền Trump nói họ muốn hủy bỏ thỏa thuận này.

Một ‘chiến lược rút lui’ cho OPEC

Trump đã chỉ trích thỏa thuận Iran khắp nơi, nói rằng nó không bao giờ nên được thực hiện. Barbajosa cho biết ông dự báo một “sự suy giảm đáng kể” trong giá dầu, nếu Mỹ cố gắng trì hoãn quyết định về thỏa thuận này để có thời gian.

Các nhà phân tích dự báo các biện pháp trừng phạt mới sẽ lấy 500.000 thùng dầu của Iran mỗi ngày. Điều đó có thể có tác động hạn chế lên thị trường, nhưng nó cũng sẽ giúp các thành viên OPEC khác có cơ hội tăng sản lượng.

“OPEC có thể sử dụng cơ hội này như một chiến lược thoát khỏi chiến lược hạn chế sản xuất hiện tại, bởi vì những gì chúng tôi thấy là có rất ít cơ hội để họ bắt đầu sản xuất trở lại mức họ muốn mà không ảnh hưởng tiêu cực đến giá”, Barbajosa lập luận.

“Nếu Iran ra khỏi thị trường, có lẽ họ sẽ nói một cách rất tự nhiên rằng: “Ồ, chúng tôi cần phải tăng sản xuất ngay bây giờ, bởi vì Iran không còn ở đó nữa”, ông suy luận.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Nga không bất ngờ trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của đá phiến Mỹ

Câu hỏi trên thị trường ngay lúc này: Liệu OPEC và Nga không thấy thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu mỏ sẽ cho phép các nhà sản xuất đá phiến tăng thị phần của họ?
Bộ trưởng Năng lượ..

Giới đầu tư ngóng biểu tình ở Iran, giá dầu trụ đỉnh 2 năm

Giá dầu phiên 2/1 trượt nhẹ khi những lo ngại về gián đoạn nguồn cung ở Biển Bắc và Libya giảm, nhưng vẫn kết phiên ở mức cao nhất trong vòng hơn 2 năm nhờ căng thẳng chính trị tại Iran.  
Sinh v..

Các hãng hàng không thông minh đang tiết kiệm hàng tỷ USD nhờ phòng ngừa rủi ro giá dầu

Bảo hiểm rủi ro hàng hóa (hedging) là một chiến lược giao dịch phổ biến thường được các nhà sản xuất dầu khí cũng như những người tiêu dùng nhiều hàng hóa năng lượng như các hãng hàng không sử dụng để bảo vệ mình trước những biến động của thị trường…

Giá xăng dầu hôm nay ngày 19/9/2023: Giá dầu WTI, dầu Brent tiếp đà tăng phi mã

Giá xăng dầu hôm nay trên thế giới, giá dầu thế giới ngày 19/9/2023 Giá dầu thế giới rạng sáng nay ngày 19/9/2023 trên hệ thống của Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (đơn vị duy nhất […]