G7 cam kết cấm dầu Nga

Các lãnh đạo G7 ngày 8/5 cam kết sẽ cấm nhập khẩu hoặc loại bỏ dầu mỏ Nga nhằm gây áp lực lên Moskva vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

“Chúng tôi cam kết xóa bỏ dần tình trạng phụ thuộc của chúng tôi vào năng lượng Nga, trong đó có việc loại bỏ hoặc cấm nhập khẩu dầu Nga”, tuyên bố từ G7 có đoạn. “Chúng tôi sẽ đảm bảo làm điều này một cách kịp thời và có trật tự, đồng thời cung cấp đủ thời gian cho thế giới để tìm kiếm các nguồn cung thay thế”.

G7 cũng cho biết trong tuyên bố rằng các thành viên sẽ thực hiện những biện pháp nhằm cấm hoặc ngăn chặn việc cung cấp các dịch vụ quan trọng mà Moskva bị phụ thuộc, như một phần trong nỗ lực cô lập kinh tế Nga.

Nhật Bản, quốc gia nghèo tài nguyên đang nhập khẩu dầu thô của Nga để đa dạng hóa nguồn cung, trước đây tỏ ra miễn cưỡng với quyết định cấm nhập khẩu dầu Nga. Tuy nhiên, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã tuyên bố tại cuộc họp trực tuyến của các lãnh đạo G7 vào hôm qua rằng ông sẽ thực hiện các biện pháp cấm nhập khẩu như vậy “về nguyên tắc”.

Cam kết của toàn bộ G7 sẽ “giáng đòn mạnh vào huyết mạch chính” của nền kinh tế Nga và khiến Tổng thống Vladimir Putin mất đi nguồn tài trợ quan trọng cho chiến dịch quân sự ở Ukraine, Nhà Trắng cho hay.

Mỹ, nước đang dẫn đầu các nỗ lực trừng phạt, đã cấm nhập khẩu dầu, khí đốt tự nhiên hóa lỏng và than của Nga từ hồi tháng ba.

Washington đã công bố áp trừng phạt đối với ba kênh truyền hình nhà nước Nga có lượng người xem lớn và cho biết sẽ cấm công dân Mỹ cung cấp dịch vụ tư vấn kế toán và quản lý cho bất kỳ người Nga nào.

Mỹ cũng trừng phạt 27 giám đốc điều hành của Gazprombank, ngân hàng có mối quan hệ kinh doanh mật thiết với tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga.

G7 là nhóm gồm 7 nền kinh tế phát triển trên thế giới là Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh, Mỹ cùng với Liên minh châu Âu (EU). Cuộc họp trực tuyến ngày 8/5 có Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham dự.

Nguồn tin: vnExpress

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

IEA dự đoán lĩnh vực dầu mỏ của Mỹ sẽ đối mặt những hạn chế trong ngắn hạn

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết, thuế thép và tốc độ sản xuất dầu của Mỹ đang tăng tốc có thể đóng vai trò hạn chế xu hướng tăng trong ngắn hạn.
Mỹ đang trên đà trở thành nhà sản ..

Quả bom nổ chậm Lybia có thể nghiền nát thị trường dầu

 
Sản lượng dầu Libya đang giảm xuống dưới 200.000 thùng/ngày, và sự không chắc chắn xung quanh việc gián đoạn này tạo ra sự phức tạp cho OPEC đang có vẻ như sẽ cắt giảm sản xuất sâu hơn.
..

“Cởi trói” kinh doanh xăng dầu

Hôm nay 15.1, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Trong đó,..

Suy nghĩ trái chiều của Nga về việc gia hạn thảo thuận sản xuất

Đối với ông Putin, thỏa thuận với OPEC đã làm tăng giá dầu, giải quyết tình trạng dư thừa dầu mỏ toàn cầu và trả cổ tức bằng các hình thức cải thiện quan hệ với Saudi Arabia, thúc đ..