Gần đến cuộc họp nhưng OPEC vẫn chưa có kế hoạch gia hạn cắt giảm rõ ràng

Còn khoảng 15 ngày nữa là nhóm các quốc gia đang khai thác hơn một nửa lượng dầu mỏ trên thế giới sẽ tập trung ở Vienna để thảo luận về việc gia hạn cắt giảm sản lượng đã giúp nâng giá dầu lên mức cao nhất trong hai năm. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa có gì là chắc chắn.

Nga, cùng với Saudi Arabia là kiến ​​trúc sư cho một thỏa thuận hợp tác lịch sử giữa các nhà sản xuất dầu thô, được cho là không tin rằng một quyết định quá sớm là cần thiệt vì thỏa thuận này hết hạn vào cuối tháng 3. Trong khi Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo không nhìn thấy sự phản đối về nguyên tắc để tiếp tục áp dụng các biện pháp hạn chế nguồn cung, việc gia hạn thêm có thể là chỉ thêm 3 tháng hoặc dài tới 9 tháng.

Giá dầu tăng do thị trường cải thiện hay đầu cơ?

Có lý do chính đáng để bắt đầu những câu hỏi về khả năng không vội vàng của nhóm. Trong khi các nhà dự báo đồng ý rằng việc cắt giảm sản lượng đã cạn kiệt các kho dự trữ nhiên liệu dồi dào trong những tháng gần đây, thì dự báo cho năm 2018 sẽ có sự khác biệt lớn. Dầu Brent cuối cùng đã giao dịch ở trên 60 USD một thùng, nhưng không rõ liệu đó có phải là do sự cải thiện của thị trường hay đơn giản chỉ là sự gia tăng đầu cơ.

Thỏa thuận của OPEC và Nga không hết hạn trong bốn tháng tới, nhưng sự trì hoãn trong một thị trường biến động với kỳ vọng cao mang lại một số rủi ro.

Ông Harry Tchilinguirian, chiến lược gia thị trường hàng hóa tại BNP Paribas SA, nói: “Bất kỳ sự trì hoãn nào trong việc quyết định gia hạn cắt giảm cung, hoặc thậm chí là một sự thất vọng liên quan đến khung thời hạn gia hạn, có thể dễ dàng dẫn đến việc làm sáng tỏ về mức độ đầu cơ trong hợp đồng tương lai và sự điều chỉnh giá.”

Các chuẩn bị cho cuộc họp vào ngày 30 tháng 11 tại thủ đô của Áo bắt đầu một tuần trước đó, với một cuộc hội thảo để thảo luận về triển vọng dầu đá phiến và sau đó là cuộc họp của Uỷ ban Kinh tế Các nước Xuất khẩu Dầu khí OPEC, một đại biểu cho hay. Một ủy ban đại diện của các nước thành viên, thảo luận về thị trường trước mỗi cuộc họp cấp bộ trưởng, sẽ tập trung vào các dự báo nhu cầu tiêu thụ trong mùa đông này, bao gồm cả việc xem xét ước tính tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn kỳ vọng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA.

Cuộc họp tại Moscow

Đồn đoán đã tăng lên rằng cắt giảm sẽ tiếp tục sau thời hạn, có thể đến cuối năm 2018, sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin báo hiệu rằng ông sẵn sàng cho một động thái như vậy. Tuy nhiên, ông cũng nói rằng đã không có quyết định nào được thông qua ở Moscow.

Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, người đã gặp các ông chủ của các công ty dầu khí lớn của nước này ở Moscow hôm thứ Tư, trước đó đã nói rằng sẽ không nhất thiết phải có quyết định trong tháng này về khả năng có nên tiếp tục cắt giảm hay không. Thật khó để biết nếu hành động đó là cần thiết hayu không trong khi vẫn còn một khoảng thời gian dài trước khi hết hạn thỏa thuận, ông nhận xét hôm 02/11. Moscow cũng đã tỏ ra miễn cưỡng tại cuộc họp OPEC cách đây một năm, khiến cho thị trường suy đoán cho đến giây phút cuối cùng về việc liệu Nga có tham gia cắt giảm hay không

Hợp tác với OPEC là “hiệu quả”, Giám đốc điều hành Nail Maganov của Tatneft PJSC nói với các phóng viên sau cuộc gặp với ông Novak. Giám đốc điều hành của Gazprom Neft PJSC Alexander Dyukov nói rằng các cuộc thảo luận và giám sát thị trường cần tiếp tục.

Bộ Năng lượng cho biết, Nga và các công ty nội địa “hoàn toàn tuân thủ các thông số hiện tại của hiệp định.” Các giám đốc điều hành tại cuộc họp có những ý kiến ​​khác nhau về việc cần kéo dài hay không hoặc kéo dài trong bao lâu, và các cuộc đàm phán với Novak vẫn chưa đạt được sự đồng thuận, một nguồn tin chính phủ tiết lộ. Các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục vào tuần tới.

 Các nhà lãnh đạo của các công ty sản xuất lớn nhất của Nga, những người đã không tham dự cuộc họp ở Moscow, trước đó đã bày tỏ mối quan ngại về việc mở rộng hiệp ước. Chủ tịch Lukoil PJSC, Vagit Alekperov, tháng trước nói rằng thỏa thuận này sẽ kết thúc nếu giá dầu đạt 60 USD/thùng. Ông chủ của Rosneft PJSC Igor Sechin đã cảnh báo rằng sản lượng đá phiến của Mỹ sẽ làm suy yếu nỗ lực thỏa thuận.

Các dự báo trái chiều

Các dự báo của OPEC có thể khiến các thành viên nghĩ rằng việc mở rộng thỏa thuận đến cuối năm 2018 là không cần thiết. Với dự đoán về nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ và việc mở rộng sản xuất khiêm tốn hơn từ các nước sản xuất bên ngoài nhóm, hàng tồn kho sẽ giảm với tốc độ nhanh chóng là 670.000 thùng mỗi ngày trong cả năm nếu nhóm và các đồng minh của họ duy trì nguồn cung thắt chặt.

“Các số liệu mới nhất của OPEC có thể được giải thích là suy yếu trong trường hợp một thỏa thuận như vậy đã được thống nhất tại cuộc họp sắp tới,” hãng tư vấn JBC Energy GmbH cho biết trong một báo cáo.

Tuy nhiên, IEA lại nhận thấy nhu cầu tiêu thụ đối với dầu thô của OPEC trong năm tới là 32,4 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1 triệu so với ước tính của Cơ quan Thư ký OPEC và thấp hơn một chút so với sản lượng ước tính của cơ quan tư vấn có trụ sở tại Paris này. Nếu IEA đúng, các kho dự trữ nhiên liệu sẽ bắt đầu tăng trở lại vào nửa đầu năm 2018 và giá có thể một lần nữa giảm xuống dưới 60 USD.

David Fyfe, giám đốc nghiên cứu và phân tích thị trường của tập đoàn kinh doanh hàng hóa Gunvor Group cho biết: “Đối với tôi, sản xuất OPEC ở mức tháng 10 khoảng 32,5 triệu thùng mỗi ngày trong suốt năm 2018 có nghĩa là không cắt giảm nếu việc đạt được mức thông thường trước đó là mục tiêu. Vì vậy, ít nhất về bề ngoài, có một lý do để tiếp tục cắt giảm.”

Nguồn: xangdau.net/Bloomberg

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

TT dầu TG ngày 2/5: Tăng do lo ngại trừng phạt Iran bất chấp nguồn cung của Mỹ tăng

 
Giá dầu tăng trong ngày hôm nay, bởi lo ngại Mỹ có thể tái áp đặt các lệnh trừng phạt tới Iran, mặc dù nguồn cung của Mỹ đang tăng.
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 73,25 USD/th

Nhu cầu năng lượng thế giới tăng cao hơn mức trước COVID vào năm 2021

Nhu cầu năng lượng sơ cấp toàn cầu đã tăng 5,8% vào năm ngoái và vượt 1,3% mức trước đại dịch năm 2019, BP cho biết trong Đánh giá thống kê hàng năm về Năng lượng Thế giới 2022 vào hôm thứ Ba.
Năng lượng sơ cấp vào năm 2021 đã tăng với số lượng lớ..

Ứng phó với giá xăng dầu tăng “nóng”: Kinh nghiệm thế giới và giải pháp cho Việt Nam

Giá xăng dầu tăng “nóng” đã tạo thêm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh. Vì vậy, cần có giải pháp linh hoạt, phù hợp để ứng phó và hỗ trợ kinh tế phục hồi phát triển.
Hiện nay, giá dầu trên thế giới đang trong giai đo..

Tập đoàn xăng dầu: Lợi nhuận đạt kỷ lục dù doanh thu giảm

Dù doanh thu năm 2016 chỉ đạt gần 123.100 tỷ, giảm 16,2% so với năm 2015 nhưng lợi nhuận của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vẫn đạt mức kỷ lục 6.300 tỷ đồng. 
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam vừa công bố báo..