Giá dầu cao hơn có lẽ sẽ không làm phá hỏng tăng trưởng nhu cầu

Sự tăng vọt gần đây của giá dầu lên 80 USD/thùng đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về việc liệu những dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ trong năm nay có đứng vững được hay không. Quả thực, các dấu hiệu của sự căng thẳng nhanh chóng xuất hiện ở những nơi khác nhau của thế giới. Nhưng khi các chính phủ hành động để bảo vệ người dân của họ khỏi giá nhiên liệu cao (và để bảo vệ vị thế chính trị của họ), thì nhu cầu có lẽ không nhạy cảm với giá như các nhà phân tích suy nghĩ tới.

Lịch sử của chu kỳ giá dầu cho thấy nhu cầu rất nhạy cảm với sự tăng mạnh về giá – nhu cầu đã bị ảnh hưởng trong năm 1973, đầu những năm 1980, giá tăng khác thường trong giai đoạn 2005-2008 và 2011-2014, khi giá thường xuyên vượt 100 USD/thùng.

Giá dầu Brent đã chạm mức 80 USD/thùng lần đầu tiên trong hơn ba năm hồi tháng Năm, một mức giá mà sẽ bắt đầu kiểm tra độ bền của nhu cầu tăng trưởng. Giá tăng nhanh trùng khớp với một số dấu hiệu ban đầu cho thấy người tiêu dùng đã mất đi sự kiên nhẫn của họ.

Đơn cử như, Tổng thống Mỹ Donald Trump phàn nàn với OPEC hồi tháng Tư về giá cao “giả tạo”, và được biết đã yêu cầu Saudi tăng sản lượng cao hơn gần đây. Các cuộc biểu tình ở Brazil đã làm nền kinh tế rơi vào bế tắc và dẫn đến sa thải CEO của Petrobras. Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu trong năm nay xuống bớt 100.000 thùng/ngày, với lý do là giá cao.

Ngay khi giá bắt đầu trở nên quá cao, liên minh OPEC cảm thấy bắt buộc phải thay đổi cách giải quyết, và sắp tăng sản lượng trở lại. Ngay cả với việc điều chỉnh giá gần đây, các mối đe dọa cho nhu cầu vẫn còn hiện diện. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục tăng lãi suất, điều này làm cho đồng đô la Mỹ tăng giá và làm cho món nợ tính bằng đôla càng khó để trả. Điều đó đang đặt sự căng thẳng lên nhu cầu thị trường mới nổi. Các đồng tiền của Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ đã bị mất giá trong vài tháng qua.

Điều này rất quan trọng vì tăng trưởng nhu cầu dầu đang đến gần như hoàn toàn từ các nước đang phát triển, chứ không phải từ OECD.

Tuy nhiên, ngay cả khi các thị trường mới nổi rên rỉ với giá dầu cao, chính phủ đang cảm thấy áp lực, và trong một số trường hợp đang đẩy mạnh trợ cấp nhiên liệu.

Sự kết hợp của giá trần, trợ cấp nhiên liệu, cắt giảm thuế và can thiệp chính sách tiền tệ để hạn chế tác hại của một đồng bạc xanh mạnh đang tăng nhanh ở nhiều quốc gia. Ví dụ như, trong khi giá dầu Brent đã tăng hơn 40% kể từ đầu năm 2017, thì giá dầu diesel (bằng nội tệ) đã tăng ít hơn 20% ở Trung Quốc và Ấn Độ, và ít hơn 10% ở Thái Lan, Malaysia và Eurozone, theo Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch.

Ví dụ, ở Ấn Độ, giá nhiên liệu tăng đang trở nên nguy hiểm về mặt chính trị, đặc biệt là khi các cuộc bầu cử trên cả nước chỉ còn một năm nữa. Do đó, chính phủ đã bắt đầu loại bỏ một số loại thuế nhiên liệu để tránh bớt sự ảnh hưởng của giá dầu thế giới cao hơn.

Tại Brazil, các cuộc biểu tình của công nhân làm đóng cửa tạm thời nền kinh tế đã khiến chính phủ phải giảm giá nhiên liệu, có khả năng chấm dứt chính sách giá nhiên liệu dựa theo thị trường đã được đưa ra cách đây vài năm. Điều đó có thể gây tổn hại cho Petrobras và kho bạc nhà nước, nhưng sức ép từ dân chúng đang buộc chính phủ phải ra tay.

Argentina cũng đã tạm thời đóng băng giá nhiên liệu. Indonesia và Mexico đang xem xét các biện pháp tương tự. Thực ra, cuộc bầu cử sắp tới ở Mexico có thể dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong chính sách, với nhiên liệu có khả năng được trợ cấp, mặc dù việc đó vẫn còn phải được xem xét.

Giá dầu cao hơn sẽ cắt giảm nhu cầu dầu toàn cầu. Điều đó đúng về lý thuyết. Nhưng chính sách phản ứng từ các chính phủ trên khắp thế giới, lo sợ gây ảnh hưởng tới vị thế chính trị từ việc tăng giá nhiên liệu, có thể giúp tăng trưởng nhu cầu tiếp tục, không như kỳ vọng.

Trong khi đó, ngân hàng nói rằng triển vọng của một cuộc chiến thương mại có thể gây thiệt hại cho sự tăng trưởng toàn cầu, nhưng sự sụp đổ tiêu cực vẫn chưa xuất hiện trong dữ liệu. Hoạt động sản xuất, được đo bằng PMI, đang được mở rộng trong “tất cả các nền kinh tế lớn”, BofA Merrill Lynch nói. “Rủi ro của các cuộc chiến tranh thương mại hoặc một sai lầm chính sách hoàn toàn đã phát triển rõ ràng sau khi công bố thuế thép và nhôm, nhưng thị trường vẫn chưa được thông báo.”

Kết luận tổng quát là nhu cầu dầu vẫn còn vững chắc, và không nhạy cảm với giá như một số người nghĩ. Giá dầu trung bình 80 USD/thùng thay vì 70 USD có thể làm giảm lượng tiêu thụ 200.000 thùng/ngày, theo BofA Merrill Lynch ước tính, xét cho cùng đây không phải là một sự suy giảm đáng kể.

Nguồn tin: xangdau.net

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể là đòn chí mạng đối với ngành dầu mỏ Venezuela | Hoanghungpetro.com.vn

Theo Reuters, Nhà Trắng đang xem xét việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với một công ty cung cấp dịch vụ dầu mỏ của Venezuela trong khi cũng đang hạn chế bảo hiểm đối với các chuyến dầu từ quốc g..

OPEC có thể thay đổi các mục tiêu trong hiệp ước cắt giảm dầu

Các đại biểu từ OPEC và các nước đồng minh không thuộc OPEC đã thảo luận trong tuần này có khả năng thay đổi số liệu mà họ sử dụng để đo lường sự thành công của hiệp định cắt giảm sả..

Chuyến đi của Biden tới Ả Rập Saudi sẽ không giải quyết được các vấn đề của thị trường dầu mỏ

Tuần trước khi có tin Tổng thống Biden đang lên kế hoạch cho chuyến thăm Trung Đông trong đó có Ả Rập Xê-út, nhiều nhà quan sát trong ngành đã xem dấu hiệu này là mối quan hệ “tan băng” giữa Washington và Riyadh. Họ cũng nhìn thấy viễn cảnh giá dầu g..

Giá xăng có thể giảm lần thứ 5 liên tiếp, về mốc 23.000 đồng/lít

Xăng dầu trong nước được dự báo tiếp tục có lần thứ 5 giảm giá liên tiếp trong bối cảnh giá mặt hàng này trên thị trường thế giới liên tục đi xuống.
Ngày mai 11-8, Liên Bộ Công Thương – Tài chính sẽ điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ. G..