Giá dầu có thể điều chỉnh giảm trong vài tháng tới, theo Commerzbank

Theo một nhà phân tích cấp cao của Commerzbank, các trader dầu mỏ nên kỳ vọng giá sẽ giảm ít nhất 15% trong những tháng tới.

Giá dầu đã tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2015 hôm thứ tư tuần trước trong bối cảnh bất ổn chính trị tại Iran, mặc dù các nhà phân tích cho biết có rất ít nguy cơ gián đoạn cung từ nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC này. Và trong khi vị thế mua tăng vọt, các vị thế bán hoặc đặt cược giá thấp hơn đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2 trong những tuần gần đây.

Eugen Weinberg, giám đốc nghiên cứu hàng hoá tại Commerzbank, nói rằng đà tăng vọt giá dầu “chắc chắn do hào hứng quá mức của các nhà đầu cơ và có thể sẽ được điều chỉnh trong tháng tới.”

“Tôi dự đoán rằng giá dầu sẽ giảm ít nhất 10% đến 15% trong những tháng tới vì những nguyên tắc cơ bản hiện tại không chứng minh được cho sức mạnh tăng giá này,” Weinberg nói.

Giá dầu đã thoái lui từ mức cao nhất trong vòng 2,5 năm hôm thứ Sáu tuần trước do sản xuất tăng của Mỹ dường như bù đắp lại những lo ngại về nguồn cung dấy lên từ các cuộc biểu tình chống chính phủ tại Tehran.

Trong khi hầu hết các loại tài sản ghi nhận mức tăng trong năm 2017, Weinberg nói rằng lĩnh vực hàng hoá đã giảm bởi một sự kết hợp của các quyết định chính sách tiền tệ và các yếu tố địa chính trị. Tuy nhiên, ông cho rằng thành phần quan trọng nhất của hàng hoá vào đầu năm 2018 là hoạt động đầu tư.

Các đặt cược cho rằng giá dầu thô của Mỹ sẽ ở mức cao hơn đã tăng vọt mạnh mẽ kể từ tháng 9/2107 khi OPEC và 10 nhà sản xuất đồng minh khác, trong đó có Nga, đã ký kết thỏa thuận tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu của họ. Thỏa thuận này đã giúp giải quyết tình trạng dư thừa cung toàn cầu và làm giảm tồn kho dầu thô.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Goldman Sachs và Morgan Stanley đã tăng dự báo giá dầu tương ứng, với lí do là sự cam kết mạnh mẽ hơn dự kiến ​​của OPEC nhằm mở rộng sản lượng cắt giảm. Việc cắt giảm, bắt đầu vào tháng 1năm 2017, sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2018.

Giá dầu sụt giảm từ mức gần 120 USD một thùng vào tháng 6 năm 2014 do nhu cầu suy yếu, đồng USD mạnh lên và sản lượng đá phiến của Mỹ bùng nổ. Sự miễn cưỡng của OPEC trong việc cắt giảm sản lượng cũng được coi là một lý do chính đằng sau sự sụp đổ này. Tuy nhiên, nhóm các nhà xuất khẩu dầu mỏ này nhanh chóng chuyển hướng sang kiềm chế sản xuất – cùng với các quốc gia sản xuất dầu khác – vào cuối năm 2016.

Nguồn: xangdau.net/CNBC

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dự đoán tiêu cực cho dầu vì nguồn cung Mỹ tăng, kế hoạch của OPEC

Sự gia tăng sản xuất đá phiến của Mỹ và các kế hoạch để dần dần tăng sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đều được dự báo sẽ có tác động tiêu cực cho giá dầu, các ..

Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ quay lại một cách thận trọng

Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ đang cảm thấy lạc quan thận trọng vào năm 2017 khi xoay chuyển từ mức sụt giảm kinh khủng trong hai năm nhờ được hỗ trợ bởi giá dầu phục hồi mạnh.
Khi bước vào năm mới, nhiều chuy..

Giá xăng dầu hôm nay 30/3: Tiếp tục đà giảm giá

Giá xăng dầu hôm nay 30/3 tiếp tục sụt giảm và chính thức chốt lại tuần cuối tháng 3/2018 ở ngưỡng giá khá thấp.
Giá xăng dầu hôm nay 30/3/2018, tính đến đầu giờ sáng, đang g..