Giá dầu đạt mức kỷ lục giữa thời điểm căng thẳng địa chính trị leo thang

 Giá dầu tăng trong ngày thứ tư dù lượng hàng tồn kho của Hoa Kỳ tăng cao. Nguyên nhân chính là do căng thẳng địa chính trị leo thang, trong đó có lo ngại về lệnh trừng phạt mới đối với Iran.

Giá dầu đạt mức kỷ lục giữa thời điểm căng thẳng địa chính trị leo thang

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cố gắng thuyết phục ông Donald Trump duy trì thỏa thuận về vấn đề Iran trong chuyến thăm Washington. Trước đó, ông Trump đã gọi thỏa thuận này là “điên rồ, vô lý, không bao giờ nên được thực hiện”.

Ông Macron cho rằng một thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran tuy chưa hoàn hảo nhưng vẫn phải tiếp tục, cho đến khi có một thỏa thuận mới thay thế. Tổng thống Trump sẽ quyết định liệu có nên khôi phục các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Tehran hay không vào ngày 12/5.

Trước tình hình thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 sắp có khả năng kết thúc, thị trường dầu thô cũng phản ứng lại thông qua sự tăng giá ngày thứ tư (25/4) lên mức cao nhất trong vòng ba năm qua, dù cho lượng hàng tồn kho của Hoa Kỳ vẫn ở mức cao.

Ngoài ra, một yếu tố khác góp phần thúc đẩy giá là lo ngại về sản lượng dầu từ Venezuela. Tập đoàn dầu khí lớn của Mỹ Chevron Corp đã sơ tán bộ phận điều hành tại Venezuela sau khi hai nhân viên của tập đoàn bị bắt giam vì tranh chấp hợp đồng với công ty dầu mỏ quốc doanh PDVSA, theo bốn nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.

Gene McGillian, phó chủ tịch nghiên cứu tại Tradition Energy cho biết: “Rủi ro địa chính trị trên thị trường có cái giá khá cao. Ngay cả với số liệu của Bộ Năng lượng cung cấp trong tuần này, sự cân bằng cung cầu toàn cầu vẫn sẽ tiếp tục thắt chặt.”

Dầu thô Brent LCOc1 đạt mức 74 USD/thùng vào ngày 24/4, thấp hơn một chút so với mức giá hồi tháng 11/2014 là 75,47 USD/thùng. Hợp đồng tương lai dầu thô CLc1 của Mỹ đóng cửa ở mức 68,05 USD/thùng.

Số liệu về hàng tồn kho của Mỹ tuy lớn, nhưng không quá đáng lo ngại, bởi lượng xuất khẩu cũng tăng theo. Các kho dự trữ dầu thô USOILC = ECI tăng 2,2 triệu thùng trong tuần trước, trong khi đã từng được kỳ vọng giảm 2 triệu thùng. Các kho dự trữ dầu thô tại Cushing, Oklahoma, USOICC = ECI tăng 459.000 thùng, Bộ Năng lượng cho biết.

Cùng với đó là lợi suất Trái phiếu Kho bạc đã tăng cao kỷ lục kể từ năm 2013, nâng mức chi phí vốn vay của chính phủ, đã khiến các nhà đầu tư lo ngại về rủi ro. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng dầu thô Brent chưa thể đạt tới mức đỉnh 75 USD/thùng trong năm 2018.

Sự cắt giảm nguồn cung từ phía các nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới như Nga và OPEC, tăng trưởng nhu cầu ổn định, căng thẳng địa chính trị và một cơ cấu thuận lợi trong thị trường hợp đồng tương lai là những yếu tố đã thu hút đầu tư kỷ lục vào dầu thô trong năm nay.

“Triển vọng của một sự điều chỉnh giảm giá dường như không đáng kể với các nhà đầu cơ. Trong thực tế, gần như thị trường chưa từng lạc quan đến vậy. Lượng nhà đầu tư đặt cược vào việc giá dầu thô tăng lên mức cao kỷ lục”, Stephen Brennock – chiến lược gia tại PVM Oil Associates, nói.

Giá dầu Brent được dự đoán sẽ tiếp tục giữ nguyên mức trên 70 USD/thùng cho đến cuối năm 2018 và giữ mức trên 60 đô la đến năm 2020.

Lợi suất Trái phiếu Kho bạc Mỹ vượt ngưỡng 3% đã khiến đồng USD tăng giá 7,3% lên mức cao nhất trong ba tháng. Giá dầu càng trở nên đắt đỏ đối với những nước nhập khẩu thanh toán bằng các loại ngoại tệ khác. Các chuyên gia lo ngại rằng điều này sẽ có thể làm giảm nhu cầu, gây áp lực lên giá dầu thô, mặc dù dầu và đồng USD đã di chuyển song song trong một vài tuần vừa qua.

Nguồn tin: Vietnam Finance

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Sản lượng dầu của OPEC có thể giảm vào tháng 9 | Hoanghungpetro.com.vn

IEA cho biết hôm thứ Năm, mục tiêu tăng sản lượng 100.000 thùng/ngày mà OPEC đặt ra cho tháng 9 có thể kết thúc bằng việc cắt giảm sản lượng, với khả năng sản lượng của Nga sẽ giảm.
IEA cho biết OPEC khó có khả năng tăng sản lượng trong những th..

Giám đốc IEA: Giá trần cho dầu của Nga nên mở rộng sang nhiên liệu

Fatih Birol, Giám đốc điều hành của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Ba, ý tưởng G7 đặt giá trần cho dầu của Nga nên bao gồm luôn giới hạn cho giá xăng và dầu diesel.
Birol nói với Reu..

Cuộc chiến thương mại phủ bóng lên thị trường dầu

Giá dầu, cùng với cổ phiếu trên bảng điện tử, đã bị kéo xuống vào ngày đầu tuần vì lo ngại về một cuộc chiến thương mại đang kéo đến.
Trung Quốc đã tuyên bố áp thuế 3 ..

Sự thù địch giữa Nga và Mỹ lan đến thị trường dầu mỏ

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cho thấy sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ đang làm dấy lên những câu hỏi về thị phần của OPEC và các nước không thuộc OPEC trong thị trườn..