Sự thù địch giữa Nga và Mỹ lan đến thị trường dầu mỏ

Một báo cáo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cho thấy sự gia tăng sản lượng dầu của Mỹ đang làm dấy lên những câu hỏi về thị phần của OPEC và các nước không thuộc OPEC trong thị trường dầu mỏ toàn cầu sau khi các nước này đồng ý giảm sản xuất. Hai mươi bốn quốc gia trong và ngoài OPEC, đứng đầu bởi các nhà sản xuất lớn nhất Saudi Arabia và Nga đã quyết định cắt giảm 1,8 triệu thùng mỗi ngày cho tới cuối năm 2018 do nguồn cung dầu dư thừa.

Dầu đá phiến Mỹ làm gián đoạn giá cả

Theo IEA, sự gia tăng nhanh chóng của dầu đá phiến của Mỹ và sản lượng tăng ở Brazil và Canada sẽ có thể đáp ứng tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ ngày càng tăng vào năm 2020. Mỹ dưới thời lãnh đạo của George Bush và Barack Obama đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi quốc gia này từ việc đang là nhà nhập khẩu dầu lớn nhất trở thành nhà sản xuất quan trọng và độc lập. Khi được bầu làm tổng thống, ông Trump đã ra lệnh ban hành giấy phép và loại bỏ những trở ngại cản trở việc khai thác và sản xuất thêm dầu đá phiến. Mỹ hiện đang xuất khẩu không chỉ khí thiên nhiên mà còn là dầu thô.

Các công ty Nga lo ngại rằng dầu của Mỹ đang chiếm thị phần của họ

Tình hình này có thể buộc các nước thành viên OPEC và các nước ngoài OPEC phải mở rộng việc cắt giảm sản lượng dầu sau năm 2018. Chủ tịch hiện tại của OPEC Suhail Al Mazroui phát biểu tại Houston rằng nhóm này không loại trừ khả năng sẽ tiếp tục thực hiện chính sách này ngay cả sau năm 2018. Kể từ khi IEA công bố báo cáo về sản lượng dầu của Mỹ, giá dầu Brent đã giảm xuống dưới 64 USD sau khi đạt 71 USD vào tháng Một. Không còn nghi ngờ gì nữa tất cả các nước OPEC và hầu hết các nước không thuộc OPEC khác không muốn thấy giá dầu giảm vì nó không phải là mối quan tâm của họ.

Một số công ty Nga lo ngại rằng dầu của Mỹ đang chiếm thị phần của họ, và họ có thể không muốn tiếp tục giảm thị phần dầu mỏ trên thị trường sau năm 2018 để trao vào tay Mỹ. Không quá sớm để dự đoán rằng 24 nước trong và ngoài OPEC sẽ quyết định trong cuộc họp tháng 6 tại Vienna bên lề hội nghị của OPEC bởi vì nó sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của giá dầu, có thể tăng và giảm do nhiều lý do khác hơn là các nguyên tắc cơ bản của thị trường, như các yếu tố địa chính trị hoặc thậm chí sự đầu cơ của nhà đầu tư.

Hợp tác Nga-Saudi

Nói chung, yếu tố tăng trưởng của Mỹ có thể tạo ra một thách thức cho các nhà sản xuất lớn, bao gồm cả Nga và Saudi Arabia. Trong nhiều năm, Saudi Arabia đã tăng xuất khẩu dầu sang các nước ở phía đông – chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Để tăng lượng dầu cho xuất khẩu, Saudi Aramco và Novatek của Nga đã ký một bản ghi nhớ về đầu tư tương lai trong một nhà máy LNG. Điều này sẽ giúp Saudi Arabia có thể mua khí tự nhiên của Nga để sản xuất điện. Saudi Arabia  muốn duy trì thị phần của mình và xây dựng các chính sách trong lĩnh vực này, ví dụ như kế hoạch và dự án của Hoàng thái tử  Mohammed bin Salman nhằm đa dạng hóa nền kinh tế của vương quốc để không phụ thuộc vào dầu và giá của nó trong tương lai.

Hợp tác giữa Nga và Saudi về dầu khí là mối quan tâm của hai nước. Tuy nhiên, chính sách hiện tại của Nga với tư cách là đồng minh của Iran ở Syria và quyết tâm bảo vệ Iran đã được phản ánh trong các cuộc đàm phán của Nga với các nhà lãnh đạo và bộ trưởng các nước phương Tây. Điều này đặt dấu chấm hỏi về triển vọng hợp tác này. Trong cuộc gặp với người đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov coi Iran là một nhân tố ổn định ở Syria, Li-Băng và Trung Đông. Điều này đặt ra những câu hỏi về tương lai của việc duy trì lợi ích của Nga với các quốc gia vùng Vịnh nếu Moscow duy trì các chính sách tương tự.

Nguồn: xangdau.net/Al-Arabiya

 

Tin tức xăng dầu | Tin chiết khấu giá xăng dầu  Tin mua, bán, sang nhượng, cho thuê  | Tư vấn thủ tục thành lập cửa hàng xăng dầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Xăng E5 nguy cơ ‘chết yểu’?

Chênh lệch giá giữa E5 và A95 thấp nên đơn vị bán hàng không quan tâm kinh doanh xăng E5. 
Việc bán đại trà xăng sinh học E5 thay thế xăng A92 trên toàn quốc được th..

Sản lượng, xuất khẩu dầu mỏ của Iran không bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình

Xuất khẩu và sản lượng dầu thô của Iran đã không bị ảnh hưởng bởi bất ổn tràn lan khắp nước này, do các cuộc đàn áp tăng cường chống lại các cuộc biểu tình chống chính ..

Xuất khẩu OPEC tới Mỹ tiếp tục giảm

Trong nửa cuối năm ngoái, chúng tôi đã nhấn mạnh việc các chuyến dầu của Saudi tới nhà máy lọc dầu Port Arthur của Motiva đã bị vượt mặt bởi dầu của Iraq lần đầu tiên trong hồ sơ của ch

Giá dầu hôm nay 31/8 diễn biến trái chiều | Hoanghungpetro.com.vn

Giá dầu hôm nay 31/8 diễn biến trái chiều khi thị trường lo ngại việc các ngân hàng trung ương mạnh tay tăng lãi suất có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu.
Tính đến đầu giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 9..